ClockThứ Tư, 22/03/2023 18:55

Định hướng không gian đô thị

TTH.VN - Chiều 22/3, UBND tỉnh tổ chức hội nghị lấy ý kiến Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Quy hoạch, phát triển tài nguyên dược liệuTăng tốc thi công các dự án giao thông trọng điểmGóp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Cần có tiêu chí rõ ràng trong phát triển quỹ đất

leftcenterrightdel
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh phát biểu tại hội nghị 

Trình phê duyệt trong tháng 4/2023

Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế là cơ sở pháp lý quan trọng để tiến hành các bước phân loại đô thị và thành lập thành phố trực thuộc Trung ương.

Hiện nay, để hoàn thành công tác xây dựng đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh đang chỉ đạo các ngành đồng loạt triển khai các đề án thành phần để quyết tâm hoàn thành mục tiêu mà Nghị quyết 54 đề ra. Trong đó, Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế là một hợp phần hết sức quan trọng. Đến thời điểm này đã hoàn thành các bước về tổ chức lập quy hoạch, báo cáo UBND tỉnh nghe phương án và đã tổ chức công bố lấy ý kiến cộng đồng.

Do tính cấp bách về tiến độ triển khai đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương, dự kiến hoàn thành trong đầu năm 2024, Đồ án Quy hoạch chung phải đạt mục tiêu hoàn thành, trình phê duyệt trong tháng 4/2023.

“Đây là đồ án quy hoạch mang tính chất bản lề, định hướng mô hình phát triển tổng thể về không gian đô thị, xác định khung hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của thành phố trực thuộc Trung ương trong tương lai và là cơ sở pháp lý quan trọng để tiến hành lập các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và các dự án đầu tư hạ tầng khung, hướng đến xây dựng và phát triển đô thị một cách bền vững, thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu…”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh nhấn mạnh.

Theo đồ án quy hoạch, phạm vi lập quy hoạch chung bao gồm toàn bộ địa giới hành chính tỉnh với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 4.947 km2 (494.710,95 ha).

leftcenterrightdel
Quy hoạch đô thị sẽ giúp tạo nên những không gian phát triển mới. Ảnh: Ngọc Hiếu

Tỉnh xây dựng kịch bản phát triển theo mô hình tăng trưởng dựa trên đổi mới, sáng tạo kết hợp với nhập cư lao động có trình độ. Cấu trúc nền kinh tế chuyển dịch dựa trên việc nâng cấp và hình thành các cụm ngành dịch vụ tiên tiến bao gồm du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục, dịch vụ công nghệ thông tin, công nghiệp văn hoá,...

Các đột phá phát triển làm động lực cho đô thị đó là phát triển bền vững kinh tế biển, đầm phá; phát triển vai trò động lực Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô và các khu công nghiệp; đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa - hiện đại hóa - đô thị hóa; bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Đồ án cũng đã chỉ ra các hướng phát triển không gian đó là hướng Bắc - Nam (hướng liên vùng hiện hữu); hướng Đông - Tây (hướng liên kết nội vùng); tuyến cao tốc Bắc Nam (Cam Lộ - La Sơn – Túy Loan)…

Hoàn thiện cấu trúc đô thị

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, tham gia ý kiến liên quan đến các nội dung về định vị, tầm nhìn phát triển cho đô thị Thừa Thiên Huế trong tương lai; dự báo phát triển kinh tế xã hội, quy mô dân số, mật độ dân số các khu vực đô thị và nông thôn; quy mô đất xây dựng đô thị và nông thôn; mô hình, cấu trúc, định hướng phát triển không gian gồm đô thị trung tâm, các đô thị khác và vùng nông thôn; định hướng quy hoạch hạ tầng kinh tế (bao gồm các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ thương mại, vùng sản xuất...); định hướng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật khung toàn đô thị và khu vực đô thị trung tâm (mạng lưới đường giao thông, sân bay, cảng biển, ga đường sắt, hệ thống giao thông công cộng, cấp nước, cấp điện, thoát nước thải, nghĩa trang...); định hướng quy hoạch hạ tầng xã hội toàn đô thị và khu vực đô thị trung tâm (bao gồm y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, công sở, nhà ở…).

Ông Nguyễn Việt Bằng, Phó Chủ tịch UBND TP. Huế cho rằng, đối với khu vực lõi trung tâm đô thị thì việc kết nối các phường bị chia cắt bởi nhiều mảng xanh. Đồ án cũng cần thay đổi chức năng sử dụng đất để chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho người dân, tăng dịch vụ du lịch.

Về hệ thống giao thông, ông Bằng đề xuất hướng tuyến giao thông vành đai ở khu vực lăng vua Gia Long để bảo vệ cảnh quan di tich, phù hợp với địa hình. Không gian xung quanh di tích nên có loại đất dịch vụ, canh quan cây xanh, công cộng, không nên tập trung phát triển đất ở tại các khu vực này.

leftcenterrightdel
Đại biểu nghiên cứu hệ thống sơ đồ quy hoạch của đồ án 

Liên quan đến phương án phát triển đô thị tại huyện Phú Lộc, Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc Phan Công Mẫn nêu quan điểm cần xem xét phương án mở rộng thị trấn Phú Lộc về phía Lộc Trì để có không gian phát triển. Đồng thời, xác định lại Trung tâm hành chính của Phú Lộc sau khi sáp nhập với Nam Đông.

Các đại biểu cũng nêu nhiều ý kiến về định hướng phát triển thành phố về phía biển, cần mở rông biên độ đô thị phía biển. “Xây dựng trục dọc đô thị kết nối ven biển trong đó có huyện Phong Điền cần có định hướng thêm nhiều hơn nữa các đô thị. Ngoài ra nên xem xét lại định hướng phát triển cấu trúc đô thị, cập nhật các dự án tại Phong Điền được tỉnh cho phép nhà đầu tư nghiên cứu đầu tư”, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền Nguyễn Đình Bách nói.

Lãnh đạo tỉnh, Sở Xây dựng và đơn vị tư vấn đã tiếp thu ý kiến của các đại biểu, đồng thời lầm rõ một số vấn đề người dân quan tâm. Các ý kiến phù hợp sẽ được tổng hợp để điều chỉnh đồ án trong thời gian sớm nhất.

Tại hội nghị, ban tổ chức cũng đã phát phiếu tham gia ý kiến trực tiếp cho các đại biểu. Ngoài ra, các đại biểu cũng có thể tiếp tục tham gia góp ý trực tiếp về đồ án Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế tại các Trang thông tin điện tử của UBND tỉnh, Sở Xây dựng, UBND thành phố, các thị xã hoặc các huyện.

LÊ THỌ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đô thị hướng biển

Không chỉ tự hào vốn quý từ đô thị di sản, Huế còn có “kho báu” không gian ven biển trải dài 120km để đột phá trở thành trụ cột mới trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) ở khu vực miền Trung.

Đô thị hướng biển
Thành phố “thay áo” mới

2024 là năm có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo NQ 54-NQ/TW của Bộ Chính trị. Vì vậy, thành phố Huế tập trung các nguồn lực, chỉ đạo thực hiện các dự án (DA) trọng điểm về phát triển, mở rộng không gian đô thị, nhằm tạo tính kết nối giữa hai quận Bắc và Nam thành phố.

Thành phố “thay áo” mới
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Tập trung xây dựng đô thị di sản xứng tầm

Chiều 5/12, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến điểm cầu các địa phương.

Tập trung xây dựng đô thị di sản xứng tầm

TIN MỚI

Return to top