ClockThứ Sáu, 06/01/2023 13:34

Việt Nam giữ vững vị thế trong top 30 quốc gia hùng mạnh nhất

Theo xếp hạng của US News & World Report, Việt Nam là quốc gia hùng mạnh thứ 30 với GDP đạt trên 363 tỷ USD, dân số vượt 98,2 triệu dân, GDP đầu người theo sức mua tương đương đạt trên 11.553 USD.

Việt Nam - Tấm gương phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19“Duy trì mặt bằng lãi suất hiện nay là cố gắng lớn”Kinh tế 2022-2023: Thời cơ của các mặt hàng nông sản Việt NamNâng chất lượng dân số để tăng trưởng kinh tế bền vữngQuy mô thương mại Việt Nam-Hàn Quốc tăng mạnh kể từ năm 1992

Một góc Hà Nội

Với quy mô kinh tế ngày càng tăng, quyền lực mềm và sức ảnh hưởng được công nhận rộng rãi, Việt Nam giữ vững vị thế trong top 30 quốc gia hùng mạnh nhất thế giới năm 2022, theo xếp hạng của hãng US News & World Report (Mỹ).

Theo bảng xếp hạng những đất nước hùng mạnh nhất hành tinh năm 2022, Việt Nam là quốc gia hùng mạnh thứ 30 thế giới với GDP đạt trên 363 tỷ USD, dân số vượt 98,2 triệu dân, GDP đầu người theo sức mua tương đương đạt trên 11.553 USD.

Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam chỉ đứng sau Singapore (vị trí 26, GDP 397 tỷ USD, với 5,45 triệu người), vượt Indonesia (vị trí 32, GDP 1.119 tỷ USD, dân số trên 276 triệu người), Thái Lan (đứng thứ bậc 36, có GDP 506 tỷ USD, với 70 triệu người).

So với năm ngoái, vị trí của Việt Nam đã có sự thay đổi. Trong bảng xếp hạng trước đó, Việt Nam đứng thứ 25 thế giới, thứ 10 châu Á và thứ 2 Đông Nam Á sau Singapore, cao hơn Indonesia, Thái Lan, Philippines và Malaysia.

Vị thế này khẳng định uy tín và vai trò ngày càng được nâng cao của Việt Nam trên trường quốc tế.

Việt Nam thời gian qua cũng được đánh giá cao ở sức mạnh “quyền lực mềm” với đà thăng hạng ngoạn mục, tầm ảnh hưởng trong khu vực cũng như trên thế giới sâu rộng và rõ nét hơn.

Trong bối cảnh tình hình kinh tế, thương mại toàn cầu suy giảm và gặp nhiều rủi ro, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh, đạt 8%, cao hơn nhiều so với kế hoạch 6-6,5% và là mức cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) nhận định Việt Nam là điểm sáng "trong bức tranh xám màu" của kinh tế toàn cầu.

Trên trường quốc tế, Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò, đóng góp tích cực và có trách nhiệm tại các cơ chế, diễn đàn đa phương quan trọng, nhất là Liên hợp quốc, ASEAN, APEC, hợp tác tiểu vùng Mekong.

Việt Nam tiếp tục được xướng tên trên trường quốc tế khi đảm nhiệm các vị trí quan trọng tại các diễn đàn quốc tế và khu vực.

Năm 2022, Việt Nam được quốc tế tín nhiệm bầu vào nhiều tổ chức quốc tế quan trọng như Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 77, thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025, Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO nhiệm kỳ 2022-2026…

Bên cạnh đó, một loạt các chuyến công du cấp cao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam, các chuyến thăm của lãnh đạo nước ngoài tới Việt Nam cho thấy một năm hoạt động sôi nổi và hiệu quả của đối ngoại Việt Nam.

“Liên hợp quốc tự hào khi được là đối tác của Việt Nam,” tổng kết ngắn gọn của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 10 nhân 45 năm Việt Nam gia nhập tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh, đã thể hiện sự ghi nhận những đóng góp chủ động và trách nhiệm của Việt Nam trên trường quốc tế.

Việt Nam tiếp tục chủ động, tích cực đóng góp vào môi trường hòa bình, ổn định của thế giới, thể hiện rõ vai trò một đối tác tin cậy, trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Điều đó đã củng cố vị thế và vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế, Việt Nam ngày càng giành được sự tin cậy của các nước, như khẳng định của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres: “Việt Nam và nhân dân Việt Nam hoàn toàn có thể tự hào vì tiếng nói của các bạn được tất cả các quốc gia tôn trọng.”

Bảng xếp hạng của US News & World Report đánh giá khách quan mức độ ảnh hưởng của các quốc gia, cũng như sức mạnh chính trị, kinh tế và quân sự của các nước này trên khắp thế giới.

Bảng xếp hạng này là một phần nghiên cứu "Những quốc gia tốt nhất thế giới" hằng năm, khảo sát và đánh giá 85 quốc gia dựa trên phản hồi từ 17.000 người tham gia.

Theo bảng xếp hạng này, Mỹ là "cường quốc kinh tế và quân sự thống trị hàng đầu thế giới," Trung Quốc đứng thứ hai và Nga đứng vị trí thứ ba thế giới.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp

Chiều 9/1, Ban quản lý (BQL) các khu kinh tế, công nghiệp thành phố Huế tổ chức tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Quý Phương dự, chỉ đạo hội nghị.

Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp

TIN MỚI

Return to top