Thế giới

Quy mô thương mại Việt Nam-Hàn Quốc tăng mạnh kể từ năm 1992

ClockThứ Ba, 20/12/2022 09:32
Hiệp hội thương mại quốc tế Hàn Quốc chỉ ra 5 lĩnh vực hợp tác kinh tế triển vọng giữa hai nước là thành phố thông minh, nông nghiệp và chăn nuôi, hạ tầng giao thông, năng lượng, văn hóa giải trí.

Du khách Hàn Quốc được kỳ vọng đóng vai trò trung tâm trong nỗ lực phục hồi du lịch Việt NamNâng cấp độ cao nhất mối quan hệ Hàn Quốc - Việt NamViệt Nam và Hàn Quốc thảo luận hợp tác về chuyển đổi năng lượng xanh

Món ăn Việt Nam tại Ngày Văn hóa Việt Nam-Hàn Quốc. Ảnh: Ánh Tuyết/TTXVN

Hiệp hội thương mại quốc tế Hàn Quốc (KITA) ngày 19/12 công bố báo cáo cho biết kể từ sau khi Hàn Quốc và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992, quy mô thương mại song phương đã tăng gấp 164 lần, đầu tư song phương tăng gấp 145 lần. 

Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba của Hàn Quốc sau Trung Quốc và Mỹ, trong khi Hàn Quốc là quốc gia đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam.

KITA chỉ ra 5 lĩnh vực hợp tác kinh tế triển vọng giữa hai nước là thành phố thông minh, nông nghiệp và chăn nuôi, hạ tầng giao thông, năng lượng, văn hóa giải trí.

Theo KITA, hình thức đầu tư, thương mại song phương cũng đã có sự thay đổi. 

Trong giai đoạn đầu thiết lập quan hệ ngoại giao, 76,1% số vốn đầu tư của Hàn Quốc tập trung ở lĩnh vực sản xuất dệt may, nhưng hiện tại, các doanh nghiệp Hàn Quốc đang mở rộng đầu tư ở 57 lĩnh vực như máy tính, linh kiện điện tử, ô tô, tài chính, bảo hiểm, xây dựng. 

Xét theo trình độ công nghệ, tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa trung gian công nghệ thấp đã giảm từ 37,8% vào năm 1992 xuống 6,9% vào năm nay, trong khi tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa trung gian công nghệ cao tăng từ 2,1% lên 51%. 

Nhập khẩu hàng tiêu dùng từ Việt Nam từng chiếm 42,2% vào năm 1992 đã giảm xuống 28,6% vào năm nay, trong khi đó nhập khẩu hàng hóa vốn tăng từ 0,1% lên 25%.

Mặt khác, giao lưu văn hóa, nhân lực giữa hai nước đã có sự phát triển vượt bậc. Tính đến tháng 10 năm nay, có hơn 230.000 người Việt Nam đang cư trú tại Hàn Quốc, là cộng đồng lớn thứ hai sau Trung Quốc.

Trong thời gian bùng phát đại dịch COVID-19, số lượng du học sinh Việt Nam và học sinh gia đình đa văn hóa vẫn tăng đều đặn. Chỉ số sức mạnh thương hiệu của Hàn Quốc đứng thứ nhất tại Việt Nam.

Trong năm 2022, có 21 bộ phim truyền hình Hàn Quốc được phát sóng tại các Đài truyền hình lớn của Việt Nam, nhiều thứ hai sau Trung Quốc (34 bộ). 

Báo cáo trên đề xuất chính phủ Hàn Quốc cần có sự chuẩn bị sẵn sàng, trong bối cảnh bất đồng Mỹ-Trung gia tăng và quá trình tái cơ cấu chuỗi cung ứng toàn cầu gần đây có thể sẽ tác động tới quan hệ Hàn-Việt.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
Ecoba Việt Nam - Tiên Phong Giải Pháp Xanh Bền Vững

Ecoba không chỉ là một cái tên, mà là dấu ấn của một cuộc cách mạng xanh trong ngành xây dựng. Được thành lập từ năm 2010, công ty đã vươn mình trở thành người tiên phong trong việc phát triển các giải pháp bền vững, kết hợp công nghệ tiên tiến với sự thấu hiểu sâu sắc về môi trường. Công ty chính là lời giải cho bài toán hiện đại hóa mà không đánh đổi thiên nhiên – một sứ mệnh khởi nguồn từ tầm nhìn vượt thời gian.

Ecoba Việt Nam - Tiên Phong Giải Pháp Xanh Bền Vững
“Thu thuế thương mại điện tử 10%” là vi phạm pháp luật về thuế

Theo thông tin từ Cục Thuế thành phố Huế, hiện nay trên mạng xã hội xuất hiện mẫu thông báo có nội dung: “Từ 01/01/2025, cơ quan thuế có quyền truy cập vào mọi tài khoản cá nhân để truy thu thuế thương mại điện tử. Cơ quan thuế sẽ đánh thuế hết tất cả các giao dịch có nội dung chuyển tiền là “mua – bán” để quyết định cưỡng chế, thu hồi thuế.

“Thu thuế thương mại điện tử 10 ” là vi phạm pháp luật về thuế
Return to top