ClockThứ Sáu, 12/01/2018 05:51

Tiếp sức cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

TTH - Sau hai năm hoạt động chính thức, Quỹ đầu tư phát triển và Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế (Huedcgf) đã có các dự án hỗ trợ vốn thiết thực, tiếp sức cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo chật vật với thủ tục hành chínhĐồng hành cùng doanh nghiệp: Không chỉ bằng lời nói6 doanh nghiệp khởi nghiệp được tặng phần mềm kế toán MISA219 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký gấp 3 lầnGần 15.400 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động

Trung tâm nghiên cứu sản phẩm của Công ty TNHH Sinh dược phẩm Hera - đơn vị được Quỹ Huedcgt hỗ trợ vay vốn

Tiếp sức 

Công ty TNHH sinh dược phẩm Hera là một trong số dự án (DA) được Quỹ Huedcgf hỗ trợ với mức vốn vay 10 tỷ đồng.

Ông Phạm Bá Hưng, Giám đốc công ty cho biết, trong giai đoạn đầu khó khăn về vốn, nhờ sự giúp sức của quỹ, công ty đã hoàn thành giai đoạn nghiên cứu, phát triển sản phẩm và chuẩn bị đi vào sản xuất đầu năm 2018. Thủ tục giải ngân thuận lợi giúp công ty nhanh chóng nhận được vốn vay.

Quỹ Huedcgf cũng đã hỗ trợ vốn cho Công ty Lâm nghiệp Tiền Phong triển khai DA trồng rừng kinh doanh gỗ nguyên liệu chế biến (8 tỷ đồng); Công ty TNHH MTV Chăn nuôi Quốc Trung với DA Nhà máy ấp nở trứng gia cầm (2 tỷ đồng)...

Nhận ủy thác quản lý từ Quỹ Hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh từ 2016, quỹ đã tiếp nhận sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân số tiền 2.300 triệu đồng và giải ngân 1.500 triệu đồng hỗ trợ chuyến bay Huế - Bangkok và ngược lại.

Theo ông Lê Quang Minh, Giám đốc Quỹ Huedcgf, đến nay, quỹ đã tiến hành thẩm định 8 DA, với tổng mức đầu tư trên 1.403 tỷ đồng; giá trị đề nghị cho vay 86 tỷ đồng; đã ký kết 5 hợp đồng tín dụng với tổng giá trị cam kết cho vay là 41 tỷ đồng. Quỹ đã đàm phán ký kết hợp đồng tài sản bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm cho các hợp đồng tín dụng theo quy định. Trong đó, có loại hình giao dịch bảo đảm lần đầu tiên xuất hiện trên địa bàn là rừng sản xuất trồng gỗ lớn (chưa một tổ chức tín dụng chuyên nghiệp nào trên địa bàn thực hiện). Hiện tại, tổng dư nợ tín dụng tại quỹ là 11,877 tỷ đồng; chất lượng tín dụng đảm bảo, chưa xuất hiện các khoản nợ quá hạn, nợ xấu. Nhìn chung các doanh nghiệp (DN) sau khi nhận được vốn vay đều hoạt động có hiệu quả, sử dụng đồng vốn đúng mục đích.

Trung tâm nghiên cứu sản phẩm của Công ty TNHH Sinh dược phẩm Hera - đơn vị được hỗ trợ vay vốn

Mở rộng phạm vi, nâng cao hiệu quả

Ông Minh cho biết, thời gian qua các DN có nhu cầu về vay vốn tìm đến Quỹ vẫn chưa nhiều so với số lượng các DN trong tỉnh. Một trong các nguyên nhân là Quỹ chỉ cho vay các DA (trung và dài hạn) thuộc danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh. Thực tế, danh mục cho vay này khó áp dụng do nguồn vốn còn hạn chế và đặc thù các DN tại tỉnh. Đối với các DA thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn, các chủ đầu tư thường hoạt động theo mô hình nhỏ lẻ, khó đáp ứng được các yêu cầu về thủ tục, hồ sơ của quỹ.

Với hoạt động bảo lãnh tín dụng, đến nay, quỹ chỉ mới phát hành được duy nhất một chứng thư bảo lãnh với giá trị bảo lãnh 200 triệu đồng. Nguyên nhân khách quan là do một số vướng mắc, nhất là vướng mắc vấn đề tài sản bảo đảm của bên được bảo lãnh. Vướng mắc này sẽ được tháo gỡ phần nào khi Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa mới được Quốc Hội thông qua, có hiệu lực từ 01/01/2018.

Ông Minh khẳng định, nhiệm vụ trước mắt là phải xây dựng quỹ thành một định chế tài chính chuyên nghiệp, đủ mạnh, giúp UBND tỉnh thực thi có hiệu quả các chính sách huy động vốn cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã. Quỹ phải đóng vai trò khởi xướng, dẫn dắt, tạo vốn mồi, định hướng hoạt động đầu tư vào DA quan trọng phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó, chú trọng vào việc huy động các nguồn vốn đầu tư tư nhân cùng tham gia thực hiện các DA đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hình thức hợp tác công – tư và bảo lãnh tín dụng cho các DN nhỏ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Quỹ làm cầu nối giúp UBND tỉnh tiếp cận và huy động được vốn trên thị trường vốn cho đầu tư phát triển.

Quỹ chủ động nghiên cứu một số mô hình đầu tư trực tiếp làm tiền đề cho kế hoạch giai đoạn 2017 – 2020, như: các DA vận tải hành khách công cộng/khách du lịch, DA trường mầm non tư thục, đẩy mạnh nghiên cứu đầu tư các DA hạ tầng về đất, nhà ở xã hội… Đồng thời, nghiên cứu nhận ủy thác các quỹ tài chính địa phương khác, như quỹ phát triển đất, quỹ phát triển nhà ở... có hoạt động phù hợp với hoạt động của quỹ để đề xuất với UBND tập trung đầu mối, phát huy hiệu quả hoạt động các quỹ tài chính địa phương.

Quỹ Huedcgf được thành lập theo Quyết định số 59/QĐ-UBND ngày 13/1/2015 của UBND tỉnh, với vốn điều lệ 326 tỷ đồng; nhằm mục đích tiếp nhận vốn ngân sách, huy động vốn trung và dài hạn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cho vay, đầu tư vào DN phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh và bảo lãnh tín dụng cho các DN nhỏ và vừa trên địa bàn theo quy định.

Bài, ảnh: Minh Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tuyên dương 12 đảng viên trẻ tiêu biểu

Sáng 24/1, Đoàn Khối Cơ quan và Doanh nghiệp TP. Huế tổ chức lễ dâng hoa, báo công lên Chủ tịch Hồ Chí Minh và tuyên dương đảng viên trẻ xuất sắc tiêu biểu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh. Hoạt động hướng đến kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).

Tuyên dương 12 đảng viên trẻ tiêu biểu
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Baosteel Huế cùng hành trình 10 năm phát triển và đóng góp

Công ty TNHH Baosteel Can Making (Huế Việt Nam) được nhận giấy chứng nhận đầu tư do Ban Quản lý Khu Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế cấp (nay là Ban Quản lý Khu Kinh Tế, Công nghiệp TP. Huế) vào ngày 18/6/2015. Nhà máy được đặt tại Lô B-13, Khu công nghiệp (KCN) Phú Bài, phường Phú Bài, TX. Hương Thủy, TP. Huế. Đây là doanh nghiệp có vốn 100% nước ngoài (tổng vốn đầu tư là 84.833.300 USD) với ngành nghề đặc thù - ngành sản xuất lon nhôm duy nhất tại TP. Huế đến nay.

Baosteel Huế cùng hành trình 10 năm phát triển và đóng góp
Doanh nghiệp công nghệ số vươn ra biển lớn

Điểm nhấn công nghệ Việt Nam năm 2024 là sự kiện Tập đoàn NVIDIA (nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới có giá trị vốn hoá 3.550 tỷ USD đã mua lại VinBrain của Tập đoàn Vingroup, tạo dấu mốc doanh nghiệp công nghệ Việt Nam vươn ra biển lớn.

Doanh nghiệp công nghệ số vươn ra biển lớn
Liên quan đến việc nâng cấp dữ liệu thuế:
Doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế theo địa chỉ quận Thuận Hoá

Việc chưa việc đồng bộ dữ liệu của cơ quan thuế do có sự thay đổi về mã định danh các đơn vị hành chính trên địa bàn thành phố Huế không chỉ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc chậm cập nhật các thông tin liên quan địa giới hành chính trên giấy đăng ký kinh doanh mà còn ảnh hưởng đến một số hoạt động của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế theo địa chỉ quận Thuận Hoá

TIN MỚI

Return to top