ClockThứ Ba, 01/06/2021 19:25

Triển khai các giải pháp hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho nhiều địa phương

TTH.VN - Nội dung này được Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh đề ra tại buổi làm việc với Sở Công thương, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn diễn ra chiều 1/6 nhằm hỗ trợ tiêu thụ nông sản trong tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp.

Yêu cầu địa phương báo cáo tình hình sản xuất, khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải phápLiên kết sản xuất tiêu thụ: Giải “bài toán” đầu ra lúa gạo cho nông dânỨng dụng công nghệ sản xuất nông sản an toàn

Nhiều giải pháp tiêu thụ nông sản cho các địa phương trong nước được đặt ra và sẽ triển khai trong thời gian tới 

Thời gian qua, Cục QLTT đã làm việc với các đơn vị phân phối lớn trên địa bàn, như Siêu thị Coopmart Huế, Big C Huế, Vinmart về các nội dung kết nối, hỗ trợ tiêu thụ nông sản, nhất là các sản phẩm nông sản có sản lượng lớn đã và đang vào vụ thu hoạch như vải thiều Bắc Giang, khoai lang Vĩnh Long…, đồng thời tổ chức nhiều cuộc họp với các ban ngành liên quan nhằm tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn.

Tại cuộc họp, lãnh đạo các đơn vị đã triển khai các giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn thị trường chống các hành vi đầu cơ, găm hàng và vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trong tình hình dịch COVID-19; phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông, ban quản lý các chợ, các siêu thị… tăng cường các biện pháp tuyên truyền đến tổ chức, cá nhân tăng tiêu thụ, sử dụng nông sản trong nước...

Ngoài ra, sẽ tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá, các hành vi đầu cơ, găm hàng và lợi dụng dịch bệnh để thu lợi bất chính; kinh doanh hàng nông sản nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và các hành vi gian lận thương mại khác. Đồng thời chú trọng kiểm, kiểm soát các giao dịch thương mại trên môi trường trực tuyến, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng.

Một trong những giải pháp được triển khai tại cuộc họp là hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ… mở thêm điểm bán hàng, tăng sản lượng tiêu thụ nông sản; ưu tiên các mặt hàng nông sản có sản lượng lớn, đã và đang vào vụ thu hoạch như vải thiều, thanh long, khoai lang, xoài, dưa hấu… Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện khi vận chuyển hàng hóa thiết yếu, nguyên vật liệu, vật tư phục vụ sản xuất, vận chuyển nông sản khi lưu thông qua địa bàn. 

Tin, ảnh: Thanh Hương

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
LPBank triển khai gói giải pháp tài chính toàn diện dành riêng cho cán bộ, nhân viên hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang

Trong bối cảnh thị trường tài chính cạnh tranh sôi động, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) khẳng định vị thế là "ngân hàng bán lẻ hàng đầu, ngân hàng của mọi người" thông qua việc tiên phong triển khai các gói giải pháp tài chính toàn diện, thiết kế dựa trên sự thấu hiểu sâu sắc nhu cầu tài chính của từng nhóm khách hàng. Đặc biệt, từ tháng 11/2024, LPBank đã triển khai gói tài chính với những ưu đãi vượt trội, được "may đo" riêng cho cán bộ, nhân viên hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang.

LPBank triển khai gói giải pháp tài chính toàn diện dành riêng cho cán bộ, nhân viên hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang
Phát hiện vi phạm về kinh tế gần 158 nghìn tỷ đồng và 245 ha đất

Ngày 28/12, Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Thanh tra. Dự và chỉ đạo hội nghị có Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình. Tại điểm cầu Huế có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương; cùng đại diện các sở, ngành liên quan.

Phát hiện vi phạm về kinh tế gần 158 nghìn tỷ đồng và 245 ha đất

TIN MỚI

Return to top