ClockThứ Ba, 25/05/2021 06:15

Ứng dụng công nghệ sản xuất nông sản an toàn

TTH - Ứng dụng công nghệ trong sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, hiệu quả kinh tế là hướng đi mới, phù hợp với tiềm năng, lợi thế vùng trũng Quảng Điền.

Những cây trồng “có chỗ đứng” trên đất Huế“Mục tiêu kép” về an ninh lương thực và xuất khẩu nông lâm thủy sảnHướng đến phát triển nông nghiệp quy mô lớn, an toàn, bền vững

Thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp

Chỉ trong thời gian ngắn, huyện Quảng Điền đã ứng dụng thành công công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp. Nhiều loại cây trồng, rau đậu thông thường trở thành cây đặc sản mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sản phẩm rau má không chỉ cung ứng thị trường phục vụ nhu cầu bữa ăn hằng ngày, mà còn được chế biến sản phẩm trà rau má, rau má sấy khô, bột rau má matcha có mặt tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Mỗi ha rau má có giá trị kinh tế 250 triệu đồng/năm. Mới đây, rau má được UBND tỉnh công nhận sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn bốn sao.

Bà Trần Thị Thanh ở xã Quảng Thọ hồ hởi: “Từ khi áp ứng công nghệ sản xuất theo quy trình VietGAP, sản phẩm rau má đảm bảo chất lượng, được HTXNN Quảng Thọ 2 bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Gia đình tui trồng 3 sào, bình quân mỗi năm thu nhập 40-45 triệu đồng”.

Giám đốc HTXNN Quảng Thọ 2, ông Nguyễn Lương Trí khẳng định, trong sản xuất nông nghiệp, ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất giúp nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Mới đây, HTX còn ứng dụng công nghệ, liên kết sản xuất lúa theo chuỗi giá trị với diện tích 70 ha chất lượng cao, không chỉ giải quyết đầu ra thuận lợi mà còn nâng cao giá trị sản phẩm.

Tiếp nối HTX Quảng Thọ 2 với cây rau má, lúa chất lượng cao, các HTXNN Quảng Thọ 1, xã Quảng Thọ và HTXNN Phú Hòa, xã Quảng Phú mở rộng diện tích trồng đậu lạc, gắn với áp dụng quy trình sản xuất an toàn, tạo ra sản phẩm chất lượng. Các HTX được huyện Quảng Điền hỗ trợ kinh phí, đầu tư công nghệ chế biến tinh dầu lạc, góp phần nâng cao giá trị, hiệu quả loại cây trồng truyền thống này. Sản phẩm lạc không chỉ có đầu ra ổn định mà còn tránh được tình trạng lái buôn ép giá, giá trị bình quân mỗi vụ ổn định từ 100-120 triệu đồng/ha.

Mới đây, HTXNN Thống Nhất, xã Quảng Thái tổ chức sản xuất khoai lang mỡ theo chuỗi giá trị, ứng dụng quy trình kỹ thuật tạo ra sản phẩm an toàn phục vụ chế biến. Ông Hồ Hai, Giám đốc HTXNN Thống Nhất thông tin, đơn vị làm cầu nối, liên kết với Nhà máy rượu Sake Huế hướng dẫn quy trình sản xuất an toàn, bao tiêu toàn bộ sản phẩm khoai lang mỡ cho người dân phục vụ chế biến, sản xuất rượu. Áp dụng quy trình sản xuất theo hướng dẫn của Nhà máy rượu Sake không chỉ mang lại lợi nhuận cho HTX mà còn giảm chi phí sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.

HTXNN Thắng Lợi, xã Quảng Lợi cũng liên kết với Nhà máy rượu Sake tổ chức sản xuất khoai lang mỡ, cánh đồng mẫu lúa chất lượng diện tích hơn 100 ha. Áp dụng mô hình cánh đồng mẫu lớn không chỉ thuận lợi cho quá trình bón phân, phòng trừ sâu bệnh, mà còn dễ dàng ứng dụng công nghệ tiên tiến trong khâu thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp. Sản phẩm khoai lang mỡ, lúa chất lượng, an toàn được nhà máy bao tiêu toàn bộ, riêng giá lúa tăng 1.000-1.500 đồng/kg so với sản phẩm truyền thống.

Các địa phương, HTX đang từng bước chuyển đổi toàn bộ mô hình trồng rau truyền thống sang quy trình an toàn, theo hướng VietGAP nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, người tiêu dùng ngày càng khắt khe. Hiện tại xã Quảng Thành và một số diện tích tại xã Quảng Thọ, Quảng Lợi… được tổ chức sản xuất theo công nghệ sạch với các loại rau cải, xà lách, tần ô, rau thơm, ngò, đậu… Trong đó, các loại rau ở Quảng Thành được cơ sở chế biến nông sản Hóa Châu thu mua, phân phối tại các siêu thị, các chợ, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn tỉnh.

Cùng với các loại rau, đậu, huyện Quảng Điền bước đầu thành công trong liên kết sản xuất cánh đồng mẫu lúa chất lượng cao, ứng dụng công nghệ an toàn theo hướng VietGAP. Trong số 2.300 ha lúa chất lượng toàn huyện có khoảng 600 ha cánh đồng mẫu có hợp đồng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Trong đó, diện tích được cấp chứng nhận VietGAP gần 100ha. Các HTX đang liên kết, hợp đồng với Tập đoàn Quế Lâm thực hiện mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ với giống lúa mới, chất lượng cao như DT 39; áp dụng quy trình sản xuất nông sản hữu cơ với các sản phẩm đậu nành, ngô, kiệu, hành…với công nghệ phun tưới tự động.

Ông Trần Quốc Thắng, Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền khẳng định, huyện sẽ tạo điều kiện thu hút đầu tư, liên kết, liên doanh với các HTX ứng dụng công nghệ mới, sản xuất theo “chuỗi giá trị”, quy trình VietGAP với các loại sản phẩm rau, mướp đắng, ném, lạc, sen, lợn, gà, khoai lang tím, khoai lang Hoàng Long, môn tím… Đồng thời hỗ trợ các địa phương, HTX xây dựng logo, nhãn hiệu cho các sản phẩm, tham gia hội chợ, quảng bá, xây dựng thương hiệu và tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định. Quảng Điền đang triển khai 7 dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp từ nguồn vốn Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, 6 dự án sản xuất nông nghiệp tổng hợp, nguồn vốn từ Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững…

Bài, ảnh: Hoàng Triều

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Martech Đà Nẵng 2025: Sức mạnh kết nối, vượt tầm công nghệ

Giải bóng Martech Cup 3 miền và sự kiện Martech Đà Nẵng 2025 không chỉ là một cơ hội để các đội bóng giao lưu, tranh tài mà còn là nơi các chuyên gia, doanh nhân, marketer và các tổ chức khám phá và cập nhật những công nghệ, chiến lược mới nhất trong lĩnh vực marketing và công nghệ.

Martech Đà Nẵng 2025 Sức mạnh kết nối, vượt tầm công nghệ
Đảm bảo di chuyển bằng máy bay an toàn

Năm 2024 đã thổi bùng lên lo ngại về việc di chuyển bằng máy bay, đặc biệt là trong những tuần gần đây, khi hơn 200 người đã thiệt mạng trong hai vụ tai nạn riêng biệt chỉ cách nhau vài ngày.

Đảm bảo di chuyển bằng máy bay an toàn

TIN MỚI

Return to top