ClockThứ Năm, 14/11/2024 17:23

Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung

TTH.VN - Các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã triển khai nhiều chương trình tín dụng hướng vào các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng và các lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh. Đó là khẳng định của ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh tại hội nghị đối thoại, kết nối ngân hàng, doanh nghiệp (DN) trên địa bàn chiều 14/11.

ADB sẽ tăng các khoản cho vay liên quan đến khí hậuKhi người dân có “điểm tựa”Đẩy nhanh tiến độ đối chiếu sinh trắc học

Đây là hoạt động NHNN tỉnh phối hợp với Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển (BIDV) chi nhánh Thừa Thiên Huế và BIDV chi nhánh Phú Xuân nhằm kết nối, tháo gỡ các khó khăn của DN trong tiếp cận tín dụng.

Đại diện doanh nghiệp chia sẻ về hoạt động cấp tín dụng 

Dư nợ tín dụng DN đạt gần 30.000 tỷ đồng

Theo báo cáo của NHNN tỉnh, đến 31/10/2024, tổng dư nợ tín dụng toàn địa bàn đạt gần 81.000 tỷ đồng, tăng trên 8% so với cùng kỳ năm 2023 và tăng 4,5% so với đầu năm. Trong đó, tín dụng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm tới 70% tổng dư nợ với quy mô gần 57.000 tỷ đồng; tín dụng cho DN đạt gần 30.000 tỷ đồng, chiếm 37% trong tổng dư nợ. Nợ xấu toàn địa bàn tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ, tỷ lệ nợ xấu toàn địa bàn luôn ở mức dưới 2% trong tổng dư nợ. Từ đầu năm đến nay, thông qua chương trình đối thoại, kết nối ngân hàng - DN, các ngân hàng trên địa bàn đã giải ngân vốn cho gần 1.200 DN với tổng dư nợ đạt trên 15.000 tỷ đồng và hơn 300 lượt kết nối theo nhiều hình thức khác nhau.

Đối với hệ thống BIDV trên địa bàn, tổng dư nợ đạt 13.204 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 16,3% trong tổng dư nợ toàn ngành. Trong đó, dư nợ cho vay DN của 2 chi nhánh BIDV tỉnh và BIDV Phú Xuân đạt 6.956 tỷ đồng, chiếm 44,81% tổng dư nợ của 2 chi nhánh nói trên.

BIDV đang triển khai rất nhiều gói tín dụng ưu đãi dành cho khách hàng DN. Trong đó phải kể đến, gói tín dụng với quy mô lên tới 10.000 tỷ đồng cho các DN vay vốn để đầu tư mới hoặc đầu tư mở rộng “công trình xanh”, cải tạo công trình hiện hữu thành “công trình xanh”. Ngân hàng này cũng triển khai gói tín dụng xanh với quy mô 4.200 tỷ đồng dành riêng cho nhóm DN dệt may trong quá trình chuyển dịch xanh. Ngoài ra, BIDV đã và đang thực hiện nhiều gói tín dụng ưu đãi như: Gói tín dụng ưu đãi ngắn hạn quy mô 270 nghìn tỷ đồng; gói tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho DN vừa và nhỏ quy mô 80 nghìn tỷ đồng; gói tín dụng ưu đãi trung và dài hạn quy mô 50 nghìn tỷ đồng…

 Cán bộ BIDV chia sẻ về các chương trình tín dụng, giải pháp số của ngân hàng

Hội nghị cũng được nghe lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư giới thiệu một số chương trình, chính sách của tỉnh nhằm hỗ trợ DN trên địa bàn.

Tập trung vốn vào lĩnh vực ưu tiên

Các DN đều có chung quan điểm, trong giai đoạn khó khăn như hiện nay, nhu cầu tín dụng của DN rất lớn. Tuy nhiên, điều kiện và quy trình thủ tục cấp tín dụng, định giá tài sản đảm bảo của các ngân hàng lại khá chặt chẽ, gây khó khăn không nhỏ cho DN. Theo đó, các DN đề xuất, ngân hàng cần có những giải pháp giảm lãi suất và đơn giản hóa các quy trình thủ tục nhằm tăng cường khả năng tiếp cận vốn của DN.

Ông Trần Minh Đức, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh cho hay, trong tiến trình Huế đang trở thành thành phố trực thuộc Trung ương buộc DN cũng phải phát triển tương xứng. Muốn như vậy, việc đẩy vốn cho DN là điều hết sức cần thiết. Tuy nhiên, việc ngân hàng thừa tiền trong khi DN lại thiếu vốn vẫn diễn ra. Để tìm được tiếng nói chung giữa ngân hàng và DN, các ngân hàng cần có những giải pháp cụ thể trong việc giảm lãi suất, giảm thủ tục, ràng buộc hồ sơ, quy định khả thi của phương án sản xuất kinh doanh… giúp DN dễ dàng hơn trong tiếp cận vốn. Cùng với đó, DN sẽ có những điều chỉnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hướng đến các mục tiêu bền vững hơn.

Đại diện BIDV chia sẻ cùng doanh nghiệp 

Ông Phạm Bá Nam - Giám đốc NHNN tỉnh yêu cầu 2 chi nhánh BIDV tiếp thu các ý kiến của DN liên quan đến lãi suất, cơ chế tiếp cận tín dụng...; bám sát các nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội, tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nội dung chỉ đạo của NHNN. Tiếp tục ưu tiên vốn tín dụng đối với các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng và các lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh, đặc biệt chú trọng đến các dự án nhà ở xã hội, các dự án tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường phù hợp với định hướng phát triển bền vững của tỉnh. Triển khai có hiệu quả, toàn diện, đồng bộ các giải pháp nhằm hỗ trợ người dân, DN.

Đồng thời đề nghị các sở, ngành, Hiệp hội/Hội DN trên địa bàn tiếp tục phối hợp chặt chẽ với NHNN tỉnh và các ngân hàng trong triển khai, truyền thông các chính sách tín dụng, phối hợp chặt chẽ trong triển khai các hoạt động kết nối ngân hàng – DN. Cùng với đó, DN cũng phải nâng cao năng lực quản trị, năng lực tài chính, chiến lược phát triển, minh bạch thông tin để nâng cao khả năng tiếp cận vốn.

Hôi nghị cũng đã chứng kiến lễ ký kết hợp đồng tín dụng giữa đại diện các chi nhánh BIDV trên địa bàn và DN với tổng quy mô gần 250 tỷ đồng. Các hợp đồng tín dụng thương mại tập trung tài trợ dự án nhà ở xã hội, hợp đồng tín dụng xanh cho các dự án tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường theo định hướng của NHNN...

Hoàng Loan
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Doanh nghiệp thưởng Tết, giữ chân người lao động

Thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đã công bố tiền thưởng Tết 2025, dựa trên những công bố của các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, dự báo nền kinh tế phục hồi, kinh doanh khả quan, thưởng Tết năm nay nhìn chung khá hơn năm trước.

Doanh nghiệp thưởng Tết, giữ chân người lao động
Còn sức, còn lao động

250 triệu đồng lãi ròng mỗi năm từ trồng lúa và nấm rơm, là thành quả từ tình yêu lao động và sự chăm chỉ mà vợ chồng ông Lê Duy Quát và bà Nguyễn Thị Vui (Phú Lương, Phú Vang) “gặt hái” bao năm qua.

Còn sức, còn lao động
Cần sớm đồng bộ thông tin doanh nghiệp

Việc chưa đồng bộ thông tin về địa giới hành chính trong đăng ký kinh doanh với dữ liệu thuế từ Tổng cục Thuế đang gây một số khó khăn cho doanh nghiệp (DN) trong quá trình thực hiện đăng ký thay đổi địa giới hành chính trên giấy đăng ký kinh doanh.

Cần sớm đồng bộ thông tin doanh nghiệp
Ngân hàng “chạy đua” tăng lãi suất

Cuối năm âm lịch, nhu cầu vốn của người dân, doanh nghiệp tăng cao. Vì thế, để đáp ứng nguồn vốn cho thị trường, nhiều ngân hàng đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động.

Ngân hàng “chạy đua” tăng lãi suất
Doanh nghiệp tập trung sản xuất và chăm lo Tết cho người lao động

Những ngày này, các doanh nghiệp vừa tập trung sản xuất để hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024, vừa tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống cho người lao động dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Hầu hết các doanh nghiệp đều chủ động chuẩn bị hậu cần phục vụ người trực Tết; tổ chức trao quà Tết tặng cán bộ, công nhân viên; trợ cấp cho các gia đình công nhân có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ vé xe cho người lao động ở xa về nhà đón Tết.

Doanh nghiệp tập trung sản xuất và chăm lo Tết cho người lao động

TIN MỚI

Return to top