ClockThứ Tư, 10/06/2020 06:45

Thiếu hụt đối tượng hưởng lợi Dự án GCF

TTH - Đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 31 hộ đã được phê duyệt đối tượng thụ hưởng dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam” do Quỹ khí hậu xanh tài trợ không hoàn lại thông qua Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) (DA GCF) nhưng không thực hiện, vì nhiều lý do khác nhau.

Không để người nghèo thiệt thòiTìm phương án hỗ trợ, giúp các hộ dân hoàn thiện việc xây dựng nhà dự án GCFNhà ở phòng tránh lụt bão: Cơ bản hoàn thành

Bà Nguyễn Thị Nai bị ung thư vòm họng nhận hỗ trợ từ dự án GCF

Cơ bản hoàn thành kế hoạch năm 2020

Trong khi nhiều tỉnh nhận hỗ trợ từ DA GCF đang gặp một số khó khăn về tiến độ hợp phần 1 xây dựng nhà ở phòng tránh lụt, bão thì Thừa Thiên Huế đã cơ bản hoàn thành kế hoạch năm 2020 khi 180/180 căn nhà đều đã khởi công.

“Có căn nhà kiên cố, khang trang, tôi mừng lắm, từ nay không còn sợ bão, lụt…”. Đó là tâm sự của bà Nguyễn Thị Viễn, 85 tuổi, xã Điền Hòa, huyện Phong Điền, một hộ già cả, neo đơn, đặc biệt khó khăn.

Biết được nỗi khốn khó của bà Viễn, chính quyền địa phương đã bình xét đưa bà vào danh sách hỗ trợ nhà ở theo chương trình xây dựng nhà ở phòng chống lụt bão (PCLB) khu vực miền Trung theo Quyết định 48 (QĐ48) của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hỗ trợ năm 2014.

Tuy nhiên do hoàn cảnh khó khăn, mức hỗ trợ lúc bấy giờ chỉ 14 triệu đồng/hộ, nếu vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) thêm 15 triệu đồng cũng không đủ xây dựng nên bà lần lữa khá lâu.

Đến năm 2019, nhờ có sự hỗ trợ thêm từ DA GCF, bà tham gia nhận hỗ trợ từ chương trình nhà ở PCLB theo QĐ48 lồng ghép DA GCF với mức hỗ trợ 69 triệu đồng (có vay vốn Ngân hàng CSXH 15 triệu đồng).

Thông tin từ Ban quản lý DA, tính đến cuối tháng 5, đã có 545/581 nhà triển khai xây dựng, 483 nhà trong số đó đã xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng. Riêng kế hoạch năm nay, 180/180 nhà đều đã khởi công, trong đó 118 nhà đã xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng, 56 nhà đã hoàn thành phần móng và 6 nhà đang triển khai thi công.

Theo ông Võ Văn Dự, Giám đốc Ban quản lý DA GCF tỉnh, điều mà DA làm được chính là có sự vào cuộc của chính quyền địa phương và các đoàn thể xã hội trong công tác vận động, hỗ trợ người dân mua sắm vật liệu, tìm kiếm đội thợ có kinh nghiệm chi phí thấp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình... Sự tham gia hỗ trợ của rất nhiều nhà hảo tâm cũng đã tiếp thêm sức, lực cho những hộ già cả neo đơn thực hiện ước mơ có ngôi nhà chống lụt, bão.

Không để người nghèo “đơn độc”

Là một trong những DA có kinh phí hỗ trợ rất lớn, hợp phần 1 của DA GCF hỗ trợ xây nhà chống chịu bão, lụt tại tỉnh Thừa Thiên Huế, với kinh phí hỗ trợ cho các hộ dân thực hiện xây dựng nhà ở từ 67-69 triệu đồng/căn nhà (có vay 15 triệu đồng/hộ của Ngân hàng CSXH).

Với kinh phí này, nhiều hộ già cả neo đơn không cần bỏ thêm kinh phí vẫn có 1 ngôi nhà đảm bảo tiêu chí và theo thiết kế mẫu của DA. Đó chính là động lực giúp DA hoàn thành cơ bản kế hoạch năm 2020 dù mới chỉ bước qua tháng 6.

Tuy cơ bản hoàn thành kế hoạch, nhưng chương trình vẫn còn đó những khó khăn khi hiện tại đang xảy ra tình trạng thiếu hụt đối tượng do nhiều hộ không thực hiện.

Theo cán bộ DA, DA GCF là DA tiếp nối của chương trình nhà ở PCLB theo QĐ48 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, các hộ được hưởng lợi từ DA phải nằm trong danh sách đã được UBND tỉnh phê duyệt theo QĐ48 năm 2014. Hiện nhiều hộ trong số đó đã thoát nghèo, qua đời… Việc bổ sung những hộ nghèo theo chuẩn mới chưa được Chính phủ chấp nhận, trong khi một số hộ nằm trong danh sách hưởng lợi lại xin rút khỏi DA vì nhiều nguyên nhân nên ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Xuân Chương thôn 3, Điền Hải, Phong Điền chia sẻ: Tôi lớn tuổi lại ở cùng con gái có sức khỏe tinh thần không ổn định nên việc đầu tư xây dựng nhà ở có vay vốn ngân hàng hay bỏ thêm kinh phí hoàn toàn ngoài khả năng. Vì thế, tôi xin rút để những hộ khác có đủ điều kiện hơn có thể tham gia chương trình.

Ông Nguyễn Phước Bửu Hùng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng, Phó Giám đốc Ban quản lý DA thông tin: Ban quản lý DA tỉnh đang phối hợp với UBND các huyện, thị xã triển khai rà soát để trình UBND tỉnh phê duyệt đối tượng thay thế nhằm đảm bảo 581 hộ thụ hưởng theo kế hoạch DA phân bổ cho tỉnh. Chúng tôi cũng triển khai nhiều hoạt động kêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội, các cá nhân có lòng hảo tâm, doanh nghiệp…để có thêm nguồn lực đầu tư, không để hộ nghèo, nhất là hộ neo đơn “đơn độc” xây dựng nhà ở. Với những hộ khó khăn về đất đai, đề nghị địa phương nghiên cứu chính sách hỗ trợ phù hợp, tăng cường công tác truyền thông, tạo lòng tin và nâng cao khả năng phối hợp của các bên liên quan trong việc triển khai thực hiện DA tại Thừa Thiên Huế.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hạ tầng xanh từ dự án Đô thị xanh

Dự án (DA) Chương trình Phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) - DA thành phần Thừa Thiên Huế (nay là thành phố Huế) (gọi tắt DA Đô thị xanh) với mục tiêu chỉnh trang đô thị, phát triển cơ sở hạ tầng đang mang lại diện mạo “xanh - sạch - sáng” cho đô thị Huế.

Hạ tầng xanh từ dự án Đô thị xanh
Lừa làm giấy tờ đất đai, chiếm đoạt 6,75 tỷ đồng

Ngày 26/12, Phòng cảnh sát hình sự Công an tỉnh cho biết đã tạm giữ hình sự đối tượng Võ Nguyễn Hoàng Nguyên (sinh năm 1990), trú tại số nhà 22/13 Phan Kế Bính, phường Thủy Xuân (TP.Huế) về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Lừa làm giấy tờ đất đai, chiếm đoạt 6,75 tỷ đồng
Dự án cải tạo, xây dựng lại khu chung cư Đống Đa: Đẩy nhanh tiến độ

Sau nhiều năm chờ đợi do chưa hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng, hiện dự án (DA) cải tạo, xây dựng lại các dãy nhà A, B, C Khu chung cư (KCC) Đống Đa (phường Phú Nhuận, TP. Huế) chính thức triển khai, góp phần tạo diện mạo cho đô thị Huế cũng như nơi sinh sống khang trang, an toàn cho cư dân KCC.

Dự án cải tạo, xây dựng lại khu chung cư Đống Đa Đẩy nhanh tiến độ

TIN MỚI

Return to top