ClockThứ Tư, 13/07/2022 19:51

Ký kết đưa nguồn vốn tam nông đi xa

TTH.VN - Đó là nội dung quan trọng tại hội nghị tổng kết công tác liên ngành và ký kết kế hoạch phối hợp giữa Hội Nông dân tỉnh và Ngân hàng Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022-2027 tổ chức chiều 13/7.

Khởi công xây dựng công trình “Ánh sáng nông thôn mới”Agribank tài trợ 1 tỷ đồng cho Festival Huế 2022Agribank tuyển dụng lao động làm việc tại Thừa Thiên HuếGắn mục tiêu kinh doanh với tăng trưởng kinh tế địa phương

Giám đốc Agribank chi nhánh tỉnh khen thưởng các hội, tổ có thành tích trong hoạt động chuyển tải vốn

Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đến 30/6/2022 là 10.322 tỷ đồng, tăng 848 tỷ đồng so với năm 2021. Những năm qua, Agribank đã phối hợp kết hợp chính quyền, tổ chức đoàn thể các cấp triển khai thực hiện mô hình cho vay thông qua tổ vay vốn.

Nếu như năm 2016, Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế có 5 tổ vay vốn với 15 thành viên thì đến nay toàn hệ thống Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế đã có 492 tổ, 5.073 thành viên với dư nợ 405.765 tỷ đồng. Sau 6 năm triển khai thỏa thuận liên ngành, nguồn vốn cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn đã đi vào đời sống. Hệ thống tổ vay vốn của Agribank được triển khai khắp các thôn, bản của tỉnh và trở thành kênh dẫn vốn và quản lý vốn hiệu quả.

Sau khi lắng nghe những trao đổi của các tổ, hội xung quanh công tác phối hợp liên ngành, Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế và Hội Nông dân tỉnh đã ký kết kế hoạch phối hợp giai đoạn 2022-2027.

Theo đó, 2 đơn vị sẽ triển khai sâu rộng có hiệu quả tạo điều kiện thuận lợi cho hộ gia đình là hội viên Hội Nông dân tỉnh tiếp cận vay vốn và sử dụng các dịch vụ tại Agribank để phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tiêu dùng, xuất khẩu lao động... nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Tạo môi trường cho các hội viên nêu cao tinh thần đoàn kết, hợp tác giúp đỡ nhau trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, hoàn trả nợ gốc lãi đầy đủ, đúng kỳ hạn đã cam kết với Agribank chi nhánh nơi cho vay. Qua đó, Agribank cũng tăng lượng khách hàng, mở rộng đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao năng lực tài chính, chất lượng tín dụng, hiệu quả kinh doanh và quảng bá thương hiệu. Hội Nông dân tỉnh cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, tập hợp hội viên, xây dựng củng cố tổ chức hội ngày càng vững mạnh.

Tin, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Người dân tập trung cập nhật sinh trắc học trong ngày làm việc đầu năm

Dù đã có nhiều thông báo về việc cập nhật sinh trắc học trước thời điểm 1/1/2025 để đảm bảo không bị dừng các giao dịch thanh toán trực tuyến, tuy nhiên, nhiều người dân vẫn chưa cập nhật sinh trắc học cho tài khoản ngân hàng điện tử. Vì thế trong ngày làm việc đầu tiên của năm 2025, các ngân hàng đều đón một lượng khách hàng đến cập nhật thông tin sinh trắc học rất đông

Người dân tập trung cập nhật sinh trắc học trong ngày làm việc đầu năm
Agribank triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) và Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân (RAR) - Bộ Công an vừa tổ chức Lễ ký kết Hợp đồng triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên Agribank Plus.

Agribank triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID
Sẽ nhân rộng mô hình phân loại thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn

Ngày 26/11, tại UBND xã Vinh Xuân, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức hội nghị nghiệm thu và tổng kết mô hình điểm của Hội Nông dân, tham gia phân loại thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn năm 2024 tại hai xã Vinh Xuân và Phú Diên của huyện Phú Vang. Dự hội nghị có các ông Phạm Văn Thiện, Giám đốc Trung tâm Môi trường nông thôn (Trung ương Hội Nông dân Việt Nam); Nguyễn Chí Quang, TUV, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh.

Sẽ nhân rộng mô hình phân loại thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn

TIN MỚI

Return to top