ClockThứ Năm, 24/03/2022 13:45

Gắn mục tiêu kinh doanh với tăng trưởng kinh tế địa phương

TTH - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh Thừa Thiên Huế đã thực hiện khá hiệu quả các hoạt động đồng hành cùng khách hàng vượt qua đại dịch.

Đồng hành phát triển & sẻ chia yêu thươngAgribank khai trương máy gửi, rút tiền tự động CDMAgribank Thừa Thiên Huế trao tặng thiết bị học tập cho 20 trường

Agribank Thừa Thiên Huế là đơn vị có nhiều chương trình hỗ trợ khách hàng

Nhiều gói tín dụng được triển khai

2021 được xem là năm khó khăn trong phát triển kinh tế địa phương, khi nhiều ngành bị tác động nặng nề bởi dịch bệnh. Với vai trò đồng hành trong phát triển kinh tế, ngành ngân hàng đã có nhiều chương trình hỗ trợ, đồng hành cùng người dân, khách hàng trong khôi phục và phát triển kinh tế. Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều giải pháp về cơ cấu lại thời hạn trả nợ; miễn, giảm lãi tiền vay; cân đối, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn, cho vay mới nhằm duy trì và ổn định sản xuất, kinh doanh (SXKD); miễn, giảm phí khuyến khích thanh toán online tránh tiếp xúc trực tiếp trong mùa dịch.

Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế đã cho vay phục hồi sản xuất với doanh số cho vay hơn 654 tỷ đồng; cơ cấu nợ 216 tỷ đồng; thực hiện miễn, giảm lãi cho khách hàng với dư nợ 113 tỷ đồng; giảm 10% lãi suất cho cho 46.287 khách hàng, số tiền miễn giảm lãi 33,2 tỷ đồng; miễn giảm phí dịch vụ trên 1,5 tỷ đồng trong năm 2021.

Những tháng đầu năm 2022, hệ thống Agribank cũng dành 30.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ngắn hạn ưu đãi đối với khách hàng doanh nghiệp (DN) lớn với mục tiêu hỗ trợ khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để thúc đẩy SXKD. Đồng thời thực hiện chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước về khôi phục và phát triển kinh tế đất nước sau thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Theo đó, từ ngày 1/3/2022, khách hàng DN lớn có thể tiếp cận mức lãi suất cho vay ngắn hạn 4,0%/năm để bổ sung vốn lưu động thực hiện phương án SXKD. Song song với chương trình tín dụng ưu đãi dành cho khách hàng DN lớn, Agribank cũng tiếp tục triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi khác hỗ trợ khách hàng với gói hỗ trợ 100.000 tỷ đồng đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; 15.000 tỷ đồng và 600 triệu USD tài trợ khách hàng xuất nhập khẩu; 30.000 tỷ đồng đối với khách hàng SMEs; 20.000 tỷ đồng cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân khu vực đô thị; 25.000 tỷ đồng cho vay thấu chi đối với khách hàng trả lương qua tài khoản Agribank.

Đưa nguồn vốn đi về vùng sâu, vùng xa

Với mạng lưới điểm giao dịch phủ khắp các huyện, thị xã, thành phố với 27 điểm giao dịch, Agribank Thừa thiên Huế triển khai giao dịch bằng xe lưu động tới các xã cách xa trung tâm tạo thuận lợi cho người dân khu vực nông thôn; nhất là vùng sâu, vùng xa có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn và các dịch vụ tài chính ngân hàng phục vụ phát triển SXKD.

Theo ông Nguyễn Hải Quân, Giám đốc Agribank Thừa Thiên Huế, đồng hành cùng nông dân, nông nghiệp, nông thôn là mục tiêu xuyên suốt nhất quán của Agribank. Chi nhánh luôn chủ động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay, đẩy mạnh việc đầu tư vốn và cung cấp dịch vụ ngân hàng đến từng hộ sản xuất. Chi nhánh cũng quan tâm đến việc đổi mới phương thức cho vay, cải tiến quy trình, đơn giản thủ tục cho vay, tiết kiệm chi phí cho vay để giảm lãi suất hỗ trợ khách hàng,

Hiện, 70% tổng dư nợ của chi nhánh đang phục vụ cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn với dư nợ đến cuối năm 2021 hơn 6.650 tỷ đồng. Các chương trình tín dụng chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn như cho vay hộ gia đình, cá nhân thông qua tổ vay vốn/tổ liên kết; cho vay theo chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp… đang là bàn đạp giúp nông dân vượt khó vươn lên.

“Để đưa nguồn vốn tín dụng ưu đãi về nông thôn, nhất là những địa phương vùng sâu, vùng xa, chi nhánh đang phối hợp với chính quyền địa phương, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng thông qua tổ vay vốn, điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, góp phần hạn chế tín dụng đen, kiểm soát chặt chẽ mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng. Đồng thời, tập trung tăng trưởng thị phần trên cơ sở phát triển số lượng khách hàng và sản phẩm dịch vụ; trong đó chú trọng đến nhóm khách hàng cá nhân, hộ gia đình, DN vừa và nhỏ, hộ sản xuất; tăng cường hợp tác và phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, triển khai các sản phẩm không dùng tiền mặt qua Agribank, ưu tiên các giải pháp thanh toán trên thiết bị di động, thanh toán qua thiết bị chấp nhận thẻ”, ông Quân chia sẻ.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp

Chiều 9/1, Ban quản lý (BQL) các khu kinh tế, công nghiệp thành phố Huế tổ chức tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Quý Phương dự, chỉ đạo hội nghị.

Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp
2025 - thời điểm đưa các mục tiêu năng lượng toàn cầu trở lại đúng hướng

Năm 2024 chứng kiến bước thụt lùi của các mục tiêu tiếp cận năng lượng. Báo cáo Theo dõi SDG7 (Mục tiêu Phát triển bền vững thứ 7 về phát triển năng lượng sạch với chi phí hợp lý) cho thấy, lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ, khả năng tiếp cận điện không theo kịp tốc độ tăng trưởng dân số.

2025 - thời điểm đưa các mục tiêu năng lượng toàn cầu trở lại đúng hướng

TIN MỚI

Return to top