ClockThứ Bảy, 27/11/2021 10:20

Phải xây dựng quy định cụ thể về giảm rác thải nhựa

TTH.VN - Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường tính toán, nếu chúng ta phân loại rác thải nhựa tốt ngay từ đầu thì có thể giải quyết được 50% để tái chế. Tuy nhiên, tái chế rác thải nhựa không phải là không làm ảnh hưởng đến môi trường, chỉ có điều hoặc là kiểu này hay kiểu kia mà thôi.

Phấn đấu sử dụng 100% bao bì thân thiện môi trường tại các trung tâm thương mại, siêu thị"Nói không với rác thải nhựa- Nói có với tiêu dùng xanh"Giải pháp chống rác nhựa và túi ni lông dùng 1 lầnTẩy chay đồ dùng một lần khó phân hủy để ngăn rác thải nhựaThanh niên nói không với túi ni lông và rác thải nhựa

Vấn đề sử dụng túi ni lông xong rồi thải ra môi trường gây ô nhiễm, chúng ta đã đề cập từ rất lâu. Nhiều địa phương, nhiều đoàn thể tổ chức vận động người dân không dùng túi ni lông sử dụng một lần nhằm bảo vệ môi trường. Ví như hội phụ nữ nhiều nơi trong tỉnh cấp giỏ nhựa cho chị em đi chợ (cũng là nhựa nhưng sử dụng nhiều lần); hội thanh niên thì vận động tham gia làm sạch bờ biển. Ở A Lưới còn có một sáng kiến rất hay là “Đổi lá lấy xôi” cho các em học sinh… Tất cả nhằm đưa ra thông điệp nhắc nhở mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường.

Dùng túi ni lông đi chợ còn khá phổ biến. Ảnh: A.Túc 

Hiện nay, ý thức của người dân về giảm thiểu việc sử dụng túi ni lông chưa cao. Cứ đi chợ vài lần thì biết. Trong điều kiện như vậy, những “đốm lửa” nhen nhóm để tác động lên ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường là đáng quí, đáng trân trọng … Nhưng thật lòng mà nói… chẳng ăn thua !? Điều mà chúng ta thường ví von: “Như muối bỏ biển”.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường tính toán, nếu chúng ta phân loại rác thải nhựa tốt ngay từ đầu thì có thể giải quyết được 50% để tái chế. Tuy nhiên, tái chế rác thải nhựa không phải là không làm ảnh hưởng đến môi trường, chỉ có điều hoặc là kiểu này hay kiểu kia mà thôi.

Giờ thì không thể làm theo kiểu vận động chung chung được nữa. Vì vận động thì có người thực hiện có người không. Cho nên phải có cách làm khác, định lượng hẳn hoi - định lượng cả về mặt thời gian và số lượng.

Ngày 19/11/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch liên quan đến việc sử dụng túi ni lông một lần nhằm định hướng xây dựng cơ chế, quy định của tỉnh về các vấn đề: Quản lý chất thải nhựa; sản xuất và tiêu thụ túi ni lông trong sinh hoạt; sản phẩm nhựa dùng một lần sử dụng trong sinh hoạt, tiêu dùng thông thường. Theo kế hoạch nói trên: “Từ năm 2021, các cửa hàng, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại không sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần; đến năm 2025, không sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, sử dụng 100% túi ni lông, bao bì thân thiện với môi trường tại các trung tâm thương mại, siêu thị; đảm bảo thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý 85% lượng chất thải nhựa phát sinh; giảm thiểu 50% rác thải nhựa trên biển và đại dương; phấn đấu 100% các khu du lịch, các cơ sở lưu trú du lịch, các khách sạn trên địa bàn tỉnh không sử dụng túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần”.

Mục tiêu về thời gian và sự định lượng việc quản lý và sử dụng nhựa đã hết sức rõ ràng. Địa chỉ để thực hiện cũng vậy: đó là chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, các khu du lịch, các cơ sở lưu trú, các khách sạn… , từ năm 2025, các loại túi đựng được sản suất ra và tiêu dùng phải thân thiện với môi trường.

Để kế hoạch này đảm bảo thành công, theo người viết, có mấy việc cần làm:

Phân công và giao các đầu mối chịu trách nhiệm giám sát thực hiện và chịu trách nhiệm về sự phân công này. Làm tốt thì tuyên dương khen thưởng, làm không tốt cũng phải có hình thức xử lý để tránh tình trạng “Ai cũng có trách nhiệm nhưng thực ra chẳng ai chịu trách nhiệm chính cả”.

Để thay thế túi ni lông ảnh hưởng đến môi trường, phải có kế hoạch sản xuất túi đựng thân thiện với môi trường thay thế. Bởi túi đựng thân thiện với môi trường khi sản xuất ra nó là một loại hàng hóa, mang trong nó một hàm lượng công nghệ. Điều này cần sự chuẩn hóa ở tầm quốc gia chứ không còn là từng địa phương. Có thể giá thành nó cao hơn loại túi ni lông đang sử dụng hiện nay và bắt đầu bước vào cuộc cạnh tranh. Đã cạnh tranh thì sẽ có doanh nghiệp trụ được và có doanh nghiệp có thể bị loại ra khỏi thị trường. Điều này các doanh nghiệp cần lường trước để định hướng đầu tư. Mặt khác, vì nó có ý nghĩa xã hội và môi trường nên bước đầu có thể Nhà nước có chính sách hỗ trợ để chuyển đổi, lựa chọn công nghệ phù hợp. Đến một lúc nào đó, doanh nghiệp phải tự cạnh tranh để tồn tại, cung cấp hàng hóa ra thị trường.

Có thể còn một số vấn đề khác cần phải đặt ra để có cách giải quyết. Chẳng hạn như bà con buôn bán ở chợ, các hàng quán… vẫn không thực hiện tốt việc sử dụng túi ni lông nhựa ảnh hưởng đến môi trường thì chúng ta sẽ giải quyết như thế nào!? Cho nên, vận động chỉ là một việc, một việc nữa cần chuẩn bị là phải có hình thức chế tài. Muốn có hình thức chế tài phù hợp thì phải bắt đầu xây dựng quy định ngay từ bây giờ.

                                                                   Nguyên Lê

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lấy sức dân chăm lo cuộc sống người dân

Qua 5 năm thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh (ĐTVM)” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) tỉnh (nay là thành phố Huế) phát động, sự đoàn kết trong các tầng lớp nhân dân ngày càng được nâng cao, nhất là củng cố niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của chính quyền.

Lấy sức dân chăm lo cuộc sống người dân
Một người dân tự nguyện giao nộp vũ khí

Ngày 27/12, một người dân (ông V.) ở xã Lộc Vĩnh (Phú Lộc) đã tự nguyện giao nộp vũ khí cho lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Chân Mây.

Một người dân tự nguyện giao nộp vũ khí

TIN MỚI

Return to top