ClockThứ Tư, 14/06/2023 14:26

Ổn định cuộc sống nhờ trồng nấm rơm

TTH - Nông dân Phú Lương (Phú Vang) mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa và mở rộng các ngành nghề, dịch vụ, điển hình là nghề trồng nấm rơm.

Nệm rơm nồng nànTrồng nấm sạch, mỗi tháng thu lãi hơn 8 triệu đồngMát lành nấm rơm

leftcenterrightdel
Cán bộ địa phương kiểm tra việc trồng nấm 

Với lợi thế nguồn nguyên liệu phụ phẩm từ nông nghiệp sẵn có và tranh thủ lúc nông nhàn, 10 năm trở lại đây, nghề trồng nấm rơm ở Phú Lương phát triển mạnh. Toàn xã hiện có 630 hộ trồng nấm với 1.243 vòm, nhiều nhất toàn tỉnh. Người dân có cuộc sống ổn định, nhiều hộ vươn lên khá giả, xây nhà kiên cố, nuôi con ăn học nhờ nghề trồng nấm rơm.

Nấm rơm được người dân Phú Lương trồng quanh năm. Từ khi bắt đầu chuẩn bị nguyên liệu rơm ủ nấm đến khi thu hoạch trong vòng 20-25 ngày. Mỗi tháng người dân có thể sản xuất 1- 1,5 lứa/vòm. Ở Phú Lương, bình quân mỗi hộ có 2-3 vòm trồng nấm, chi phí đầu tư xây vòm hơn 12 triệu đồng/vòm. Bình quân mỗi vòm chứa khoảng 400 bánh rơm; mỗi hộ trồng 14-15 lứa/năm, với năng suất bình quân mỗi lứa 34,73kg/vòm. Sản lượng hàng năm bình quân mỗi hộ khoảng 1.296kg.

Ngoài đầu tư về nhà vòm và tư liệu sản xuất, các hộ trồng nấm rơm đầu tư nhiều khoản chi phí như meo giống, thuê công lao động, sửa chữa, tu bổ nhà vòm, rơm và lao động gia đình... Chi phí đầu tư bình quân mỗi lứa, mỗi vòm 1,5 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí sản xuất, lợi nhuận bình quân một lứa 3-5 triệu đồng/vòm. Như vậy, bình quân một năm, giá trị sản xuất mỗi hộ thu được từ 40-50 triệu đồng/vòm. Toàn xã ước thu từ trồng nấm bình quân mỗi năm 15 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Viết Ngữ, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Lương thông tin, từ năm 2015, nghề trồng nấm rơm ở Phú Lương được tỉnh công nhận là làng nghề của tỉnh. Đồng hành với sự phát triển của nghề trồng nấm, thời gian qua Hội Nông dân xã Phú Lương vận động hội viên nông dân tiếp tục đẩy sản xuất nấm, từ đó xuất hiện nhiều mô hình trồng nấm đạt hiệu quả cao, thu nhập bình quân mỗi năm 120 – 150 triệu đồng/hộ.

Từ tháng 6 năm 2022, Hội Nông dân xã Phú Lương thành lập Câu lạc bộ sản xuất, kinh doanh giỏi với 18 thành viên, chủ yếu là hội viên trồng nấm giỏi. Đến nay, câu lạc bộ đi vào hoạt động ổn định, đảm bảo theo nội quy, quy chế. Thông qua các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, các hội viên cùng thảo luận, chia sẻ về kỹ thuật, kinh nghiệm  trồng nấm, meo giống, cách ủ rơm và đầu ra của sản phẩm. Qua các buổi sinh hoạt còn nêu các gương điển hình về trồng nấm để nhân rộng mô hình trên địa bàn toàn xã.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo Hội Nông dân xã Phú Lương, quá trình trồng nấm rơm của người dân vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định. Trong đó, đầu ra sản phẩm của cây nấm có lúc còn thiếu ổn định, giá cả thường cao chỉ trong các ngày lễ, rằm, mùng một hàng tháng. Còn lại các ngày thường thì giá thiếu ổn định, bấp bênh và xảy ra tình trạng lái buôn ép giá. Nguồn meo giống còn phụ thuộc vào các địa phương ngoài tỉnh nên không chủ động trong sản xuất cũng là khó khăn lớn của người dân.

Theo Hội Nông dân xã Phú Lương, người dân đang cần các cấp, ban ngành, nhà khoa học nghiên cứu, tìm tòi những mô hình thiết thực, phù hợp với điều kiện Phú Vang nói chung, Phú Lương nói riêng để tổ chức chuyển giao cho nông dân và có cơ sở sản xuất meo giống nấm rơm tại chỗ để chủ động nguồn meo giống phục vụ nhu cầu sản xuất. Đồng thời, có cơ chế, chính sách phù hợp, ổn định thị trường để sản phẩm không bị tư thương ép giá nhằm động viên nông dân hăng say sản xuất, chung tay xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp.


Bài, ảnh: THANH NGA
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lấy sức dân chăm lo cuộc sống người dân

Qua 5 năm thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh (ĐTVM)” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) tỉnh (nay là thành phố Huế) phát động, sự đoàn kết trong các tầng lớp nhân dân ngày càng được nâng cao, nhất là củng cố niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của chính quyền.

Lấy sức dân chăm lo cuộc sống người dân
Khắc phục thủy lợi, ổn định sản xuất

Nhằm nâng cao hiệu quả canh tác và phát triển ngành nông nghiệp địa phương, thời gian qua, UBND huyện A Lưới thường xuyên phối hợp với Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình Thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) kiểm tra, rà soát và bố trí kinh phí để từng bước đầu tư nâng cấp, sửa chữa các công trình thủy lợi trên địa bàn.

Khắc phục thủy lợi, ổn định sản xuất
Đổi thay cuộc sống người Mường ở Khe Su

Nằm nép mình dưới chân dãy Bạch Mã hùng vĩ, thôn Khe Su, xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, là nơi cư trú của một cộng đồng nhỏ người Mường. Mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng với sự quan tâm từ các cấp chính quyền, người dân nơi đây đã vươn lên thoát nghèo, từng bước ổn định cuộc sống.

Đổi thay cuộc sống người Mường ở Khe Su
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI:
Đảm bảo thông suốt, ổn định

Triển khai thực hiện Nghị quyết (NQ) của Quốc hội về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và NQ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã của thành phố Huế giai đoạn 2023 – 2025 là vấn đề quan trọng, cấp bách, bởi từ ngày 1/1/2025, các NQ này sẽ có hiệu lực.

Đảm bảo thông suốt, ổn định
Ổn định lãi suất, tạo đà tăng trưởng

Trong bối cảnh nhu cầu vay vốn của người dân, doanh nghiệp tăng cao dịp cuối năm, nhiều ngân hàng thương mại đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động. Song cùng với đó, để thúc đẩy tín dụng, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế, các ngân hàng phải tìm cách tiết giảm chi phí, nỗ lực giữ ổn định lãi suất cho vay.

Ổn định lãi suất, tạo đà tăng trưởng

TIN MỚI

Return to top