ClockThứ Năm, 27/12/2018 14:10

Tối ưu hóa công tác vận hành các hồ chứa

TTH.VN - Hội thảo giữa kỳ “Vận hành hồ chứa nước trong tình huống khẩn cấp và quản lý lũ hiệu quả bằng hệ thống thông tin quản lý thiên tai toàn diện” (DA) được tổ chức trong ngày 27/12. Đến dự có ông Nguyễn Trường Sơn, Phó Tổng cục Trưởng, Tổng cục Phòng chống thiên tai; ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cùng đại diện lãnh đạo cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA và các ban, ngành có liên quan.

Mực nước các hồ đang tăng chậmCác hồ chứa đang tích và điều tiết mực nước hợp lýMực nước các hồ chứa xấp xỉ mực nước dâng bình thườngỨng phó khô hạn cho sản xuất nông nghiệp

Vận hành hồ đập hợp lý có vai trò quan trọng trong kinh tế, xã hội

Nâng cao năng lực cảnh báo lũ

DA được thực hiện trong khuôn khổ hợp tác giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Nhật Bản tập trung vào việc nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo lũ trên lưu vực sông Hương. Thiết lập hệ thống vận hành và quản lý đối với 3 đập lớn đang hoạt động kết hợp với việc phòng chống thiên tai tại lưu vực trên sông Hương. Thiết lập mạng lưới thông tin phòng chống thiên tai toàn diện và các biện pháp dự báo, cảnh báo khẩn cấp thích hợp trên sông Hương. Hoàn chỉnh quy trình vận hành hồ chứa trên lưu vực sông Hương, tạo công cụ hỗ trợ đưa ra quyết định cho các cơ quan quản lý.

Các hạng mục chính của dự án gồm: 10 trạm khí tượng thuỷ văn, 1 trạm Rardar XBand và 6 trạm trung chuyển, 14 vị trí lắp đặt camera quan sát. Tổng vốn của dự án gần 414 tỷ đồng, trong đó vốn ODA không hoàn lại của Nhật Bản là 379 tỷ đồng, vốn đối ứng là 35 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án 42 tháng từ năm 2017 đến năm 2020.  Đây là DA quan trọng trong công tác phòng chống thiên tai (PCTT) của tỉnh Thừa Thiên Huế, đồng thời sẽ là mô hình mẫu để triển khai trên lưu vực các con sông khác trong cả nước.

Theo ông Nguyễn Trường Sơn, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục PCTT chia sẻ, khối lượng công việc của DA thực hiện vẫn chưa nhiều. Trong năm 2018, Ban quản lý (BQL) DA tập trung vào công tác thiết kế, hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu cũng như hoàn tất các nội dung chuẩn bị khác. Đến nay, BQLDA đã hoàn thành lựa chọn 2/3 nhà thầu Nhật Bản, đang chuẩn bị tổ chức lựa chọn nhà thầu Nhật Bản còn lại và 2 nhà thầu tư vấn hỗ trợ các hoạt động kỹ thuật trong quý I/2019. Dự án đang tiến hành điều chỉnh gia hạn thời gian thực hiện thêm 6 tháng và tiến hành giải ngân 11,7 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Văn Phương rất kỳ vọng về dự án

Tại địa bàn Thừa Thiên Huế, BQLDA đã phối hợp với chuyên gia JICA, tổ chức hơn 10 đợt khảo sát thực địa, 8 cuộc họp với các chủ đập Bình Điền, Hương Điền, Tả Trạch, A Lưới và các đơn vị liên quan để lựa chọn vị trí xây dựng trạm khí tượng thủy văn, camera quan sát và radar. Phối hợp với BQLDA Trung ương thực hiện các thủ tục xin cấp các giấy phép để xây dựng tháp Radar, tần số X, khảo sát Lidar. Hiện, hợp đồng khảo sát Lidar đã được Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) ký kết. Để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án thuộc trách nhiệm của tỉnh, trong lúc chờ đợi Tư vấn FRICS cung cấp hồ sơ thiết thiết kế kỹ thuật và bản vẽ thi công toàn bộ dự án, BQLDA tỉnh xúc tiến lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công phần công việc thuộc trách nhiệm của tỉnh như: hệ thống điện, tường rào…

Ứng dụng công nghệ hiện đại

Đại diện đơn vị tư vấn ông Akihiko Nunomura, Chủ tịch FRICS, đơn vị tư vấn dự án chia sẻ, hệ thống thông tin quản lý thiên tai liên quan đến nước sẽ nắm bắt tình hình lượng mưa, sông, hồ chứa trong lưu vực sông Hương theo thời gian thực. Từ đó có thể dự báo lũ và ngập lụt từ 10 phút sau cho đến 10 ngày sau; nghiên cứu tìm ra phương pháp vận hành hồ chứa tối ưu nhằm giảm nhẹ thiệt hại lũ và đảm bảo an toàn cho đập. Đồng thời có thể nghiên cứu tìm ra phương pháp vận hành hồ chứa đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho phát điện, nông nghiệp và chống hạn. Xây dựng hệ thống hiển thị thông tin dễ hiểu giúp đưa ra những quyết định chính xác.

Đại diện đơn vị tư vấn cũng khẳng định DA sẽ hoàn thành theo đúng tiến độ dự kiến trong tương lai (nếu không chậm trễ thủ tục). Vì thế, phía tư vấn mong muốn Chính phủ Việt Nam và chính quyền các cấp tiến hành giải quyết thủ tục một cách nhanh chóng.

Tại hội thảo, các đại biểu tham dự đã có nhiều ý kiến xung quanh việc ứng dụng công nghệ thực hiện dự án. Trong đó, áp dụng công nghệ dự báo lượng mưa tiên tiến đảm bảo sai số nhỏ nhất là cơ sở nền tảng thực hiện các giải pháp cảnh báo, dự báo. Xây dựng các kịch bản ứng phó với các tình huống khẩn cấp cụ thể làm nền tảng cho công tác điều hành về sau.

Phát biểu tại hội thảo ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chia sẻ, từ năm 2019 - 2020 là giai đoạn quan trọng triển khai dự án, tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị Bộ NN và PTNT, Ban chỉ đạo dự án Trung ương, JICA và tư vấn Nhật Bản tiếp tục quan tâm chỉ đạo hỗ trợ triển khai dự án theo đúng tiến độ đề ra. Đồng thời đề nghị, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA quan tâm đào tạo nguồn nhân lực tại tỉnh và các cơ quan liên quan, chuyển giao kỹ thuật để quản lý, vận hành hệ thống sau này cũng như đầu tư hệ thống cảnh báo sớm cho vùng hạ du. Các đơn vị chia sẻ nguồn dữ liệu của các hồ chứa nước cũng như hỗ trợ vận hành hệ thống sau khi đưa vào vận hành, nghiên cứu mô hình quản lý vận hành hệ thống theo hướng tổng hợp toàn diện.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kỳ vọng sau khi đưa vào vận hành, dự án sẽ tối ưu hóa vận hành các hồ chứa nước đảm bảo phục vụ đa mục tiêu, cấp nước cho dân sinh, nông nghiệp, các ngành kinh tế và dòng chảy môi trường. Đồng thời, góp phần nâng cao năng lực cảnh báo, dự báo mưa, quản lý giám sát vận hành các hồ chứa nước, đưa ra các cảnh báo khẩn cấp thích hợp góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra và thực hiện công tác vận hành hồ chứa theo đúng quy trình vận hành liên hồ đã được Thủ tướng phê duyệt.

Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Đò anh Đới...”

Sau nhiều lần dự định đến thăm người chủ đò đầu tiên chở du khách nghe ca Huế trên sông Hương, hôm nay tôi đã được diện kiến. Người chủ đò tên Đới năm xưa gắn liền với cái bảng hiệu có một không hai treo trên chiếc đò của mình: "Đò anh Đới - Đời anh đó". Ngôi nhà của ông Đới sát bờ sông Hương, gần khu vực cồn Hến, nhìn sang là cầu Phú Lưu nối với con đường mang tên Ưng Bình - một hoàng tộc Triều Nguyễn, nhà thơ và là soạn giả ca Huế nổi tiếng.

“Đò anh Đới  ”
Hạ tầng xanh từ dự án Đô thị xanh

Dự án (DA) Chương trình Phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) - DA thành phần Thừa Thiên Huế (nay là thành phố Huế) (gọi tắt DA Đô thị xanh) với mục tiêu chỉnh trang đô thị, phát triển cơ sở hạ tầng đang mang lại diện mạo “xanh - sạch - sáng” cho đô thị Huế.

Hạ tầng xanh từ dự án Đô thị xanh
Dự án cải tạo, xây dựng lại khu chung cư Đống Đa: Đẩy nhanh tiến độ

Sau nhiều năm chờ đợi do chưa hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng, hiện dự án (DA) cải tạo, xây dựng lại các dãy nhà A, B, C Khu chung cư (KCC) Đống Đa (phường Phú Nhuận, TP. Huế) chính thức triển khai, góp phần tạo diện mạo cho đô thị Huế cũng như nơi sinh sống khang trang, an toàn cho cư dân KCC.

Dự án cải tạo, xây dựng lại khu chung cư Đống Đa Đẩy nhanh tiến độ
Các dự án giao thông chạy “nước rút” thi công, giải ngân

Thời điểm cuối năm này, các chủ đầu tư/Ban Quản lý dự án thuộc Bộ Giao thông vận tải đang tập trung cao độ, phối hợp với nhà thầu thi công tăng tốc tiến độ thi công các hạng mục, dự án nhằm chạy “nước rút” về khối lượng giải ngân vốn đầu tư công.

Các dự án giao thông chạy “nước rút” thi công, giải ngân

TIN MỚI

Return to top