ClockChủ Nhật, 24/09/2023 08:04

Ít nhà đầu tư nông nghiệp

TTH - Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, đến cuối năm 2022, số lượng doanh nghiệp (DN) hoạt động ở lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm 1,35% trong tổng số DN đang hoạt động.

Cần nâng tính…khó tính của thị trườngBước tiến mới trong nông nghiệpTiếp sức cho cơ sở công nghiệp nông thôn

 Trang trại chăn nuôi gà đen có đầu tư hệ thống quạt mát

Nếu so với độ lớn về dân số sống ở khu vực nông thôn, độ rộng về đất đai và các tài nguyên thiên nhiên… con số nói trên quả là nhỏ bé. Nghĩa là nó còn rất nhiều dư địa để phát triển. Vấn đề là phải giải quyết những khó khăn và vướng mắc muôn thuở.

Điều đầu tiên cần đề cập đến đó là do tính đặc thù của ngành nông nghiệp, mà cụ thể là ngành nông nghiệp Việt Nam hiện tại, thường đối diện với nhiều rủi ro. Đã vậy, lợi nhuận thu được thường là thấp hơn các ngành nghề khác. Có lẽ chính vì lý do này mà nhiều người không chọn nông nghiệp để đầu tư. Giả sử có một người nào đó muốn đầu tư đi sau, nhìn thấy những thất bại của những người đi trước nên nó cũng tác động ít nhiều vào sự lựa chọn!

Xin lấy một ví dụ nhỏ. Ở lĩnh vực chăn nuôi, Huế đã từng có hai trang trại heo thuộc vào hàng quy mô lớn. Nó không bằng những “thủ phủ” chăn nuôi như Đồng Nai nhưng với Thừa Thiên Huế, một trạng trại vài trăm lợn nái, vài ngàn lợn thịt đã được xem là rất lớn. Đã có rất nhiều trăm tỷ đồng đầu tư vào đây, nhưng hiện tại, theo những gì mà người viết biết được là 2 trang trại này đều “treo chuồng”. Khoản lỗ đã thấy ngay trước mắt. Để hình thành trang trại cần vốn đầu tư rất lớn. Một khi rơi vào trạng thái “treo chuồng” thì khó mà thu hồi được vốn chứ nói gì đến lời lãi.

Chắc hẳn, với Thừa Thiên Huế, chúng ta từng nghe phát triển trang trại trên vùng cát, phát triển nuôi tôm… nhưng hiện nay tình hình có vẻ chùng xuống. Không ít trang trại chăn nuôi ở vùng cát Quảng Điền treo chuồng. Hàng loạt hồ nuôi tôm khắp nơi bỏ hoang hóa. Nguyên nhân chính là hoạt động không hiệu quả, rủi ro cao.

Như vậy, để kéo nhà đầu tư “chịu” đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, chúng ta không kỳ vọng nó tự nguyện diễn ra mà phải tác động bằng chính sách; xây dựng những chính sách hỗ trợ đủ mạnh để kích thích. Làm cho nhà đầu tư nhìn thấy một tương lai phát triển bền vững, có lợi, ít nhất là không thua thiệt quá nhiều so với đầu tư vào những lĩnh vực khác. Nói đi rồi cũng phải nói lại, đã đầu tư thì bao giờ nó cũng chứa đựng rủi ro. Ví dụ những ngành đầu tư được cho là hiệu quả như ngành dệt may, thì thời điểm hiện tại cũng gặp nhiều khó khăn do sự sụt giảm đơn hàng. Tức là ít ra, trong thời điểm hiện tại, hoạt động của ngành này cũng kém hiệu quả đi.

Chính sách cần thiết nhất cho nông nghiệp chính là chính sách về đất đai. Muốn phát triển nông nghiệp quy mô lớn thì phải cần đủ rộng về đất đai. Nghĩa là Nhà nước phải tính toán để dành một quỹ đất đủ lớn. Kèm theo đó là chính sách thuê đất phải có nhiều ưu đãi.

Để hạn chế những rủi ro do sự tác động của các yếu tố tự nhiên thì phải phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Nghĩa là Nhà nước cần xây dựng chính sách về vốn, ví dụ như cho vay lãi suất thấp, cho vay dài hạn. Cùng với những ưu đãi cũng phải xây dựng cơ chế để kiểm soát, tránh tình trạng trục lợi về chính sách. Như vậy, chúng ta sẽ tìm được những nhà đầu tư thực thụ, có tâm huyết, có tiềm năng với nông nghiệp. Người nông dân và các tổ chức làm nông nghiệp ở nông thôn, manh mún, nhỏ lẻ như hiện tại cũng sẽ dần thay đổi thói quen làm ăn để tạo nên những mối liên kết, hợp tác để quy mô hoạt động ngày càng lớn hơn.

Chúng ta không thể mong muốn ngày một ngày hai ngành nông nghiệp trở nên mạnh mẽ ngay, nhưng làm tốt những điều nói trên chính là tạo ra những tiền đề tốt để ngành chế biến nông nghiệp phát triển. Trong thực tế, chúng ta thấy ngành nào mà vùng nguyên liệu đủ lớn thì sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến phát triển theo. Ví dụ như ngành lúa gạo, ngành chế biến thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long; ngành cà phê, cao su ở vùng Tây Nguyên, ngành chè ở vùng trung du Bắc Bộ… Ngành bò sữa của Việt Nam tuy mới phát triển với thời gian chưa lâu, nhưng cũng tiến kịp đà với thế giới. Như vậy, muốn có nhiều DN, DN lớn đầu tư vốn vào nông nghiệp thì yếu tố đầu tiên phải tạo ra vùng nguyên liệu lớn. Từ đó mới có những DN chế biến lớn. Những thứ này chỉ có được khi chúng ta tạo ra một vùng đất đai cho nông nghiệp đủ rộng, nguồn vốn phải được ưu đãi để nó dồi dào.

Bài: Nguyên Lê - Ảnh: MC
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, diễn biến bất thường của thời tiết; đặc biệt trong năm 2024 ảnh hưởng của bão số 6 và liên tiếp các đợt thiên tai trong tháng 9 và 10 đã làm xói lở bờ biển trên địa bàn hơn 10,3km/tổng số 127km, tập trung các khu vực huyện, thị Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và quận Thuận Hóa.

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển
Doanh nghiệp thưởng Tết, giữ chân người lao động

Thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đã công bố tiền thưởng Tết 2025, dựa trên những công bố của các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, dự báo nền kinh tế phục hồi, kinh doanh khả quan, thưởng Tết năm nay nhìn chung khá hơn năm trước.

Doanh nghiệp thưởng Tết, giữ chân người lao động
Còn sức, còn lao động

250 triệu đồng lãi ròng mỗi năm từ trồng lúa và nấm rơm, là thành quả từ tình yêu lao động và sự chăm chỉ mà vợ chồng ông Lê Duy Quát và bà Nguyễn Thị Vui (Phú Lương, Phú Vang) “gặt hái” bao năm qua.

Còn sức, còn lao động
Cần sớm đồng bộ thông tin doanh nghiệp

Việc chưa đồng bộ thông tin về địa giới hành chính trong đăng ký kinh doanh với dữ liệu thuế từ Tổng cục Thuế đang gây một số khó khăn cho doanh nghiệp (DN) trong quá trình thực hiện đăng ký thay đổi địa giới hành chính trên giấy đăng ký kinh doanh.

Cần sớm đồng bộ thông tin doanh nghiệp

TIN MỚI

Return to top