ClockThứ Hai, 14/10/2024 11:38

Hội vững mạnh, nông dân giàu

TTH - Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh gắn với tổ chức thực hiện tốt phong trào nông dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên xuốt của Hội Nông dân (HND) tỉnh. Đây là “chìa khóa” để các cấp HND tổ chức thực hiện có hiệu quả vai trò, trách nhiệm trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

Nông dân A Lưới thi tuyên truyền viên giỏiNghề tay trái, hái ra tiềnNông dân sản xuất giỏi ở Phú LộcKhi nông dân làm chủ

 Người dân Phong Sơn làm nón

Chi, tổ hội hoạt động hiệu quả

Với phương châm hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động, HND tỉnh tập trung thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chuyên đề của hội, vận động tạo nguồn lực hoạt động nhằm hỗ trợ hội viên, nông dân (HVND) về vốn tín dụng, khoa học - kỹ thuật, công nghệ và thị trường tiêu thụ…

5 năm qua, toàn tỉnh thành lập mới 23 chi HND nghề nghiệp với 400 thành viên, nâng tổng số chi HND nghề nghiệp hiện nay là 30 với 446 thành viên. Với ưu thế mô hình tổ chức gọn, số lượng hội viên vừa phải, quy chế hoạt động chặt chẽ, nội dung sinh hoạt thiết thực đã giúp việc tổ chức sinh hoạt dễ dàng, phù hợp. Các chi HND nghề nghiệp được thành lập, tạo điều kiện thuận lợi giúp cho hội viên áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh (SXKD), góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho nông dân.

Một số mô hình chi hội HND nghề nghiệp hoạt động hiệu quả như Chi hội nón lá xã Phong Sơn (Phong Điền) với 45 thành viên, duy trì và phát triển có hiệu quả, sản xuất bình quân 150 - 170 chiếc nón/ngày, thu nhập 1,5 - 2 triệu đồng/ngày. Chi hội khai thác đánh bắt, nuôi trồng thủy sản xã Điền Hải (Phong Điền) với 64 thành viên, thu hoạch bình quân 440 tấn hải sản/năm, thu nhập 11,8 tỷ đồng/năm. Chi hội trồng hành lá phường Hương An (TX. Hương Trà) với 35 thành viên, diện tích 4ha, doanh thu mỗi năm 2,8 tỷ đồng, lợi nhuận 1,8 tỷ đồng…

Các cấp HND cũng thành lập mới 200 tổ HND nghề nghiệp với 2.000 thành viên, tập trung ở các ngành nghề như trồng cây ăn quả, hoa, cây cảnh, cây dược liệu, nghề mộc, nuôi cá, rau an toàn, nâng tổng số tổ HND hiện nay là 242 với 2.317 thành viên. Nhiều thành viên có sáng kiến, ý tưởng trong ứng dụng khoa học - kỹ thuật tiên tiến, có cùng loại hình sản xuất nên thuận lợi trong trao đổi kinh nghiệm SXKD, thông tin về giá cả thị trường, giải pháp sản xuất hiệu quả. Đặc biệt, thống nhất đầu tư vào sản xuất, hỗ trợ nhau về giống, vốn, liên kết chặt chẽ trong sản xuất... tiến đến phát triển thành hợp tác xã.

Một số mô hình tổ HND nghề nghiệp hoạt động hiệu quả như Tổ hội nuôi cá chình tại xã Vinh Mỹ (Phú Lộc) có 25 thành viên, doanh thu hằng năm đạt 1,2 tỷ đồng. Tổ hội nuôi xen ghép tại thị trấn Sịa (Quảng Điền) với 20 thành viên, doanh thu hằng năm đạt 1,2 tỷ đồng. Tổ hội trồng và khai thác gỗ rừng trồng ở Lộc Bổn (Phú Lộc) với 10 thành viên, lợi nhuận hằng năm đạt từ 100 - 300 triệu đồng. Tổ hội nuôi bò sinh sản và vỗ béo tại xã Quảng Thái (Quảng Điền) với 9 thành viên, doanh thu hằng năm đạt 750 triệu đồng…

Tín chấp vay vốn, hỗ trợ kỹ thuật

Thực hiện chính sách hỗ trợ nguồn lực trong việc xây dựng và phát triển mô hình chi, tổ HND nghề nghiệp, các cấp HND hỗ trợ, đầu tư xây dựng 218 mô hình, dự án phát triển sản xuất với tổng kinh phí gần 4,1 tỷ đồng với 2.187 HVND hưởng lợi. HND các cấp tích cực tham gia các hoạt động hỗ trợ vốn phát triển SXKD, làm giàu chính đáng cho nông dân thông qua Quỹ Hỗ trợ nông dân, nguồn vốn tín chấp từ Ngân hàng Chính sách xã hội và các ngân hàng thương mại cổ phần.

Tính đến ngày 30/7/2024, với nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân toàn tỉnh đang quản lý 33,285 tỷ đồng, các cấp HND xây dựng 206 dự án vay vốn theo nhóm hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã với 997 hộ vay vốn phát triển sản xuất. Dư nợ ủy thác tại Ngân hàng Chính sách xã hội qua kênh HND đạt gần 1.305 tỷ đồng, với hơn 27 ngàn hộ vay vốn còn dư nợ. Dư nợ tại Ngân hàng NN&PTNT đạt 375,33 tỷ đồng thông qua 192 tổ vay vốn với 3.390 hộ vay. Dư nợ tại Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam - Chi nhánh Huế đạt 48,155 tỷ đồng cho 1.773 hộ vay thông qua 127 tổ vay vốn.

Để đổi mới nội dung, phương thức vận động, tập hợp HVND, 5 năm qua các cấp HND chú trọng hỗ trợ dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nguồn vốn và kỹ thuật phát triển sản xuất. Hằng năm, có 31 ngàn hộ được công nhận đạt danh hiệu nông dân SXKD giỏi các cấp. Số lao động được hộ SXKD giỏi tạo việc làm trung bình hàng năm đạt 80 hộ, với thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/tháng. Các hộ nông dân SXKD giỏi, HVND, mạnh thường quân quyên góp, hỗ trợ hơn 17 tỷ đồng, hàng chục ngàn ngày công, cây giống, con giống, lương thực trị giá 782 triệu đồng để giúp đỡ 2.264 hộ HVND có điều kiện sản xuất, vươn lên thoát nghèo... Thông qua phong trào, ngày càng xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, nhiều nông dân đạt danh hiệu SXKD giỏi các cấp.

Các cấp HND còn tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ, dịch vụ, tư vấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, tạo điều kiện cho HVND phát triển kinh tế. Theo đó, phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp dạy nghề cho hơn 9.600 người và đã có 8.500 học viên học nghề nông nghiệp, dịch vụ đã mạnh dạn đầu tư, mở rộng sản xuất và tự tạo việc làm, tăng thu nhập. Đồng thời, phối hợp với các hợp tác xã, đại lý, cửa hàng vật tư nông nghiệp cung ứng phân bón, giống các loại, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi và máy nông nghiệp với tổng trị giá 171 tỷ đồng cho HVND. HND các cấp vận động nông dân hợp tác, liên kết với Tập đoàn Quế Lâm chăn nuôi heo hữu cơ, an toàn sinh học, liên kết theo chuỗi giá trị với hơn 300 heo nái và 6.000 heo thịt; liên kết sản xuất lúa gạo hữu cơ theo chuỗi giá trị với diện tích 300ha; sản xuất 200ha ngô, đậu tương làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, tạo chu trình khép kín; trồng thử nghiệm khoai lang, dưa hấu hữu cơ đem lại hiệu quả kinh tế cho nông dân.                                                                                 

Bài, ảnh: Quang Hòa
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

KỶ NIỆM 60 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG TỈNH (15/12/1964 – 15/12/2024)
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh tiêu biểu

Xây dựng Đảng bộ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh trong sạch, vững mạnh (TSVM) tiêu biểu là nhiệm vụ thường xuyên, đặc biệt quan trọng, có tính nguyên tắc, chủ đạo trong tình hình mới. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để đơn vị nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.

Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh tiêu biểu
KỶ NIỆM 60 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG TỈNH (15/12/1964 – 15/12/2024)
Xây dựng khu vực biên giới vững mạnh

Biên giới quốc gia có vị trí chiến lược quan trọng, là tuyến đầu, là “phên dậu”, là cửa ngõ của mỗi quốc gia; được xây dựng, quản lý và bảo vệ cả thời bình và thời chiến. Sự nghiệp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới có ý nghĩa vô cùng quan trọng, gắn liền với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Thừa Thiên Huế đã nỗ lực phát huy sức mạnh tổng hợp để xây dựng khu vực biên giới tỉnh ngày càng vững mạnh.

Xây dựng khu vực biên giới vững mạnh
Tăng đảng viên, hội thêm vững mạnh

Với chỉ tiêu mỗi cơ sở hội tích cực, chủ động bồi dưỡng, phát hiện, giới thiệu 1 - 2 hội viên ưu tú cho cấp ủy xem xét, kết nạp Đảng; năm 2024, các cơ sở hội trực thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã giới thiệu 317 hội viên; trong đó 107 hội viên được kết nạp Đảng.

Tăng đảng viên, hội thêm vững mạnh
Sẽ nhân rộng mô hình phân loại thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn

Ngày 26/11, tại UBND xã Vinh Xuân, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức hội nghị nghiệm thu và tổng kết mô hình điểm của Hội Nông dân, tham gia phân loại thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn năm 2024 tại hai xã Vinh Xuân và Phú Diên của huyện Phú Vang. Dự hội nghị có các ông Phạm Văn Thiện, Giám đốc Trung tâm Môi trường nông thôn (Trung ương Hội Nông dân Việt Nam); Nguyễn Chí Quang, TUV, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh.

Sẽ nhân rộng mô hình phân loại thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn

TIN MỚI

Return to top