ClockThứ Năm, 22/12/2022 13:30

Đồng hành cùng doanh nghiệp.

TTH - Nguồn vốn khuyến công đã tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất mạnh dạn đầu tư máy móc, thiết bị công nghệ tiên tiến vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh…

Hiệu quả từ nguồn vốn khuyến côngTiếp sức cho làng nghề, nghề truyền thống

Ép bàng bằng máy giúp tăng sản lượng nhiều lần so với cách làm truyền thống

Đi vào hoạt động từ tháng 4/2021, mặt hàng chính của Công ty TNHH Maries (TP. Huế) là hàng lưu niệm và quà tặng từ cây cỏ bàng, thực hiện ở thôn Đông Mỹ (Phong Bình - Phong Điền).

Qua thời gian ngắn hoạt động, sản phẩm của Công ty TNHH Maries nhanh chóng tạo dựng niềm tin với khách hàng và có mặt tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước, nhất là các thành phố lớn, thành phố du lịch như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Bà Rịa – Vũng Tàu…

Tuy nhiên, theo nhìn nhận của bà Hồ Thị Sương Lan – Giám đốc Công ty TNHH Maries, do đa phần làm thủ công nên hiệu quả sản phẩm mang lại chưa như mong muốn bởi phải tốn nhiều công sức cho các công đoạn: cắt, cán, nhuộm và bảo quản.

Giải quyết hạn chế này, mới đây, Công ty TNHH Maries đã đầu tư máy ép và máy sấy cây cỏ bàng với tổng kinh phí gần 170 triệu đồng, trong đó, vốn khuyến công tỉnh hỗ trợ 55 triệu đồng.

“Máy ép giúp tăng hiệu suất lao động gấp khoảng 5 lần, dự kiến có thể ép được 200kg cỏ bàng/giờ, còn máy sấy giúp người lao động sấy khoảng 50kg cỏ bàng/giờ và có thể sấy cả những khi trời mưa. Việc ứng dụng máy móc, thiết bị hiện đại vào sản xuất sẽ giúp sản lượng tăng từ 3-4 lần so với trước. Đây chính là cơ sở để công ty hướng đến việc xuất khẩu các mặt hàng từ cỏ bàng ra các nước như Canada, Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ...”, bà Hồ Thị Sương Lan chia sẻ.

Theo lãnh đạo Sở Công thương, những sản phẩm của Công ty TNHH Maries không chỉ góp phần tạo ra sự đa dạng các ngành nghề nông thôn mà còn là tiền đề kéo theo sự phát triển về lĩnh vực nông lâm nghiệp, giúp mở rộng vùng nguyên liệu, đa dạng hóa mẫu mã, mở rộng thị trường, tăng thu nhập cho người lao động. Thời gian tới, sở sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao chất lượng, sản lượng, giảm giá thành để tăng khả năng cạnh tranh đối với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, góp phần phát huy thế mạnh truyền thống của làng nghề đệm bàng xã Phong Bình.

Doanh nghiệp tư nhân sản xuất gia công thương mại Tường Long (DN Tường Long) ở huyện Nam Đông chuyên sản xuất gạch không nung cùng các hoạt động kinh doanh về vận tải, cung cấp vật liệu xây dựng. Vừa qua, DN Tường Long đầu tư 540 triệu đồng mua thêm một số máy móc hiện đại để tăng hiệu quả sản phẩm, trong đó, vốn khuyến công tỉnh hỗ trợ gần 160 triệu đồng để mua máy ép gạch Terrazzo 2 đầu và máy mài gạch 3 đầu.

Theo bà Huỳnh Thị Trang – Giám đốc DN Tường Long, việc hỗ trợ vốn đầu tư máy móc hiện đại giúp DN tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, tăng năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Cũng theo bà Trang, bên cạnh giải quyết việc làm, tăng doanh thu, việc ứng dụng máy móc hiện đại còn góp phần tạo lợi thế đầu ra cho sản phẩm sau này, qua đó góp phần tăng giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Nam Đông. 

Thực tế cho thấy, công tác khuyến công những năm qua tăng về quy mô, kinh phí và được thực hiện đều khắp trên địa bàn các huyện, thị, thành phố. Đây là động lực giúp các DN, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn vững tin hơn trong quá trình đầu tư chuyển đổi các công nghệ hiện đại vào sản xuất để nâng cao giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường, góp phần quan trọng trong thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn.

Theo lãnh đạo Sở Công thương, thời gian tới, bên cạnh tiếp tục hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, sở tiếp tục triển khai các chương trình xúc tiến thị trường thông qua các hội chợ trong, ngoài nước; hỗ trợ DN đưa hàng vào siêu thị, đẩy mạnh bán hàng qua mạng… nhằm giúp các sản phẩm của DN lan tỏa rộng hơn.

Bài, ảnh: HÀN ĐĂNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Doanh nghiệp thưởng Tết, giữ chân người lao động

Thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đã công bố tiền thưởng Tết 2025, dựa trên những công bố của các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, dự báo nền kinh tế phục hồi, kinh doanh khả quan, thưởng Tết năm nay nhìn chung khá hơn năm trước.

Doanh nghiệp thưởng Tết, giữ chân người lao động
Còn sức, còn lao động

250 triệu đồng lãi ròng mỗi năm từ trồng lúa và nấm rơm, là thành quả từ tình yêu lao động và sự chăm chỉ mà vợ chồng ông Lê Duy Quát và bà Nguyễn Thị Vui (Phú Lương, Phú Vang) “gặt hái” bao năm qua.

Còn sức, còn lao động
Cần sớm đồng bộ thông tin doanh nghiệp

Việc chưa đồng bộ thông tin về địa giới hành chính trong đăng ký kinh doanh với dữ liệu thuế từ Tổng cục Thuế đang gây một số khó khăn cho doanh nghiệp (DN) trong quá trình thực hiện đăng ký thay đổi địa giới hành chính trên giấy đăng ký kinh doanh.

Cần sớm đồng bộ thông tin doanh nghiệp
Doanh nghiệp tập trung sản xuất và chăm lo Tết cho người lao động

Những ngày này, các doanh nghiệp vừa tập trung sản xuất để hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024, vừa tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống cho người lao động dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Hầu hết các doanh nghiệp đều chủ động chuẩn bị hậu cần phục vụ người trực Tết; tổ chức trao quà Tết tặng cán bộ, công nhân viên; trợ cấp cho các gia đình công nhân có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ vé xe cho người lao động ở xa về nhà đón Tết.

Doanh nghiệp tập trung sản xuất và chăm lo Tết cho người lao động
Cầu nối thúc đẩy doanh nghiệp phát triển

Dù mới đi vào hoạt động chính thức chưa đầy nửa năm, song với việc phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh, nay là thành phố Huế (Trung tâm) đã và đang có những đóng góp quan trọng trong hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp (DN) xúc tiến thương mại, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan.

Cầu nối thúc đẩy doanh nghiệp phát triển

TIN MỚI

Return to top