ClockThứ Ba, 24/01/2023 14:36

Đặc sắc chợ phiên vùng biển Quảng Điền

TTH.VN - Vào những đầu xuân Quý Mão 2023, người dân vùng ven biển Quảng Ngạn nói riêng náo nức tham gia những hoạt động vui Xuân đón Tết. Trong đó nổi bật nhất là không khí du xuân tại chợ phiên truyền thống 3 ngày Tết.

Sôi nổi Hội đu tiên truyền thống xã Điền HòaĐến với xã thông minhPhó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phan Ngọc Thọ chúc tết cán bộ chiến sĩ Công an huyện Quảng ĐiềnQuảng Điền: Trao gần 16.400 suất quà Tết với số tiền 5, 5 tỷ đồngThời tiết thất thường, nông dân làng rau lo “mất” tếtNgười dân mong mỏi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtSắc màu bánh in HuếTrao 686 suất quà cho người nghèo Quảng Điền đón TếtQuảng Điền: Gặp mặt, tư vấn nghề nghiệp cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự

Nhiều mặt hàng nông sản tại phiên chợ

Những ngày tết cổ truyền, người dân trên địa bàn vùng biển 2 xã Quảng Công, Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền và nhiều du khách đến với chợ phiên truyền thống xã Quảng Ngạn.

Là phiên chợ chủ yếu mang tính chất cầu lộc cầu tài đầu năm nên chợ phiên có nét đặc trưng của bà con vùng biển. Ngoài những miếng cau trầu, tại chợ phiên những mặt hàng ngư sản đánh bắt được đầu năm bà con đưa ra bán rất nhiều. Đây là nét đặc trưng của địa phương Quảng Ngạn.

Là một người con xã quê, hôm nay đến với chợ phiên truyền thống của quê nhà, vợ chồng anh Đặng Công Phụ muốn mua cho mình cái tài cái lộc đầu năm mới. Không riêng vợ chồng anh Phụ mà người dân trong xã, những du khách thập phương đến với chợ phiên truyền thống Quảng Ngạn với mục đích cầu lộc cầu tài đầu xuân năm mới, mong cho năm mới được nhiều thắng lợi mới.  

Cau trầu là mặt hàng không thể thiếu ngày đầu xuân 

Nói về cảm xúc đến với chợ phiên, anh Đặng Công Phụ bảo: “Những năm trước đây do tình hình dịch COVID-19 nên tôi không về quê ăn tết được, năm nay tình hình ổn định nên tôi đã về ăn tết ở quê nhà và được đi chợ phiên, chợ cổ truyền 3 ngày tết của quê hương. Đến với chợ phiên, ngoài được gặp người thân, tôi được mua những vật phẩm yêu thích mà những ngày thường không có”.

Không giống như những phiên chợ ngày thường, chợ Phiên ngày tết xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền mang tính chất của một chợ xuân, chợ của cầu chúc tài lộc, phước an. Những buổi chợ phiên ngày Tết không khí vùng quê càng thêm nhộn nhịp, đông vui. Đến với chợ Phiên Quảng Ngạn, mọi người ai cùng háo hức mua lộc đầu năm. 

Ở phiên chợ, hàng hóa chính là những sản phẩm nông, ngư nghiệp gần gũi mà người dân làm ra, có khi chỉ là mớ rau, vài quả đu đủ, những con tôm, con cá... Họ đưa ra chợ bán, mong có được cái duyên, cái lộc đầu năm mới cho gia đình và những người xung quanh. Mặt hàng bán nhiều nhất là cau trầu, bởi theo suy nghĩ của nhiều người, đầu năm đi chợ, mua cau trầu là mua cái lộc.

Không chỉ các cụ già, những người cao tuổi mới đi chợ mà rất nhiều thanh niên cũng đến chợ này. Họ đến để hiểu thêm nét đẹp văn hóa truyền thống và mua cho mình chút lộc đầu năm. Theo bà Nguyễn Thị Thôi Người bán hàng chợ phiên Quảng Ngạn, năm Quý Mão 2023 này ngày mùng 1 và mùng 2 tết, nhờ thời tiết thuận lợi, bà con đi chợ rất đông. 

Cá là mặt hàng đặc trưng của người dân vùng biển

Mọi người đến với phiên chợ gặp nhau chào hỏi và không quên chúc nhau những lời tốt đẹp, năm mới an lành, phát tài phát lộc. Chợ Phiên ngày tết Quảng Ngạn có một sức hấp dẫn đầu Xuân, mọi người đến chợ phiên để mua lộc, đi để xem bao nhiêu cái ngon, cái đẹp của quê hương. Không những thế, chợ Phiên Quảng Ngạn còn là biểu hiện cho sự sinh động của cuộc sống và cái đẹp. Dòng người tấp nập, người bán hàng bán những sản vật do mình làm ra với mong muốn một năm “mua may, bán đắt”, còn người mua thì mua cái may mắn, cái lộc đầu năm...

Vì lẽ đó, không hề có sự mặc cả, trả giá, thay vào đó là những tiếng cười nói, lời chúc nhau đầu năm. Để chợ phiên ngày càng được lưu giữ, thời gian tới địa phương sẽ quy hoạch mở rộng khu vực chợ, đồng thời đưa các hoạt động văn hóa truyền thống của dân tộc tổ chức tại khu vực chợ, phối hợp các đoàn lữ hành để chợ phiên Quảng Ngạn là điểm du lịch trong những ngày đầu xuân năm mới.

                                                       Bài, ảnh: THÁI BÌNH - CÔNG CƯỜNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lấy sức dân chăm lo cuộc sống người dân

Qua 5 năm thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh (ĐTVM)” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) tỉnh (nay là thành phố Huế) phát động, sự đoàn kết trong các tầng lớp nhân dân ngày càng được nâng cao, nhất là củng cố niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của chính quyền.

Lấy sức dân chăm lo cuộc sống người dân
Chăm lo, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

Đã từng đi qua chiến tranh, thấy được giá trị của sự độc lập, tự do, Hội Cựu chiến binh (CCB) trong toàn tỉnh luôn xác định, để khơi dậy truyền thống yêu nước, yêu quê hương cho thế hệ trẻ phải chính bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Chăm lo, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ
Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

TIN MỚI

Return to top