ClockChủ Nhật, 22/10/2023 07:53

Những nguyên nhân cần mổ xẻ

TTH - Tất cả các gói hỗ trợ của Chính phủ đối với doanh nghiệp (DN) đều nhằm hai mục đích: góp phần giải quyết khó khăn của DN, thông qua đó tác động đến phục hồi và phát triển kinh tế.

Tháo gỡ rào cản tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừaGiảm áp lực cho doanh nghiệp trong tiếp cận tín dụngGiảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn

Giao dịch tài chính tại ngân hàng 

Thế nhưng có nhiều gói hỗ trợ đến được tay DN rất ít. Ví dụ như gói hỗ trợ lãi suất 2% với 40.000 tỷ đồng. Theo thống kê, từ khi chính sách này ra đời và thực hiện được một năm rưỡi thì gói hỗ trợ này chỉ giải ngân được 1,7% - một con số không đáng kể.

Như vậy, chúng ta thấy, gói hỗ trợ này không giải quyết được những khó khăn của DN, và lẽ tất nhiên là mục tiêu phục hồi và tăng trưởng kinh tế cũng không đạt được. Điều này cần được mổ xẻ để có thể có những gói hỗ trợ khác trong tương lai được thực hiện hiệu quả hơn. Có mấy câu hỏi cần câu trả lời như sau: có phải là DN không cần vốn? Ngân hàng là đơn vị tham gia gói hỗ trợ có vướng mắc gì trong việc giải ngân? Việc thiết kế chính sách có phù hợp với thực tiễn hay không?

Câu hỏi đầu tiên là DN có cần vốn? Câu hỏi này có vẻ như bị thừa. Đã hoạt động kinh tế thì DN nào cũng cần vốn. Nhưng giờ đã có vốn, mà lại là vốn rẻ thì vì sao DN lại không cần? Đến đây thì chúng ta thấy, có vẻ như chính sách khi thiết kế làm cho DN khó tiếp cận, hoặc là không đúng đối tượng, hoặc là những điều kiện ràng buộc quá khó làm cho DN không mặn mà? Rất có thể vấn đề nằm ở chỗ này. DN cần vốn và đủ điều kiện để vay vốn thì không nằm trong diện đối tượng được vay. DN nằm trong diện được vay thì không đủ điều kiện để giải ngân, hoặc lĩnh vực được hỗ trợ nếu được vay thì nằm trong hoàn cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới gặp nhiều khó khăn nên hoạt động sẽ không hiệu quả. Vì vậy mà DN cũng không mặn mà.

Về phía ngân hàng, khi tuyên bố tham gia vào việc giải ngân gói hỗ trợ thì “hùng hồn” nhưng thực chất, khi thực hiện thì cũng không “dại” gì gánh vác những khó khăn. Ví dụ như đơn giản nhất là vì nguồn tiền hỗ trợ là tiền từ ngân sách nên có thể gặp rủi ro khi hậu kiểm. Cho nên ngân hàng tìm cách cho vay ở những lĩnh vực ít khó khăn hơn, ít rủi ro hơn. Giả thuyết này có vẻ đúng khi chúng ta nhìn vào dư nợ tín dụng bất động sản (BĐS) trong 6 tháng đầu năm 2023. Bất chấp thị trường BĐS trầm lắng, nhưng tín dụng BĐS vẫn tăng cao. Con số thống kê cho thấy, 6 tháng đầu năm 2023 tăng trưởng tín dụng kinh doanh BĐS đến 17,4% so với cuối năm 2022 và chiếm đến 21,63% trong tổng dư nợ tín dụng. Cũng không thể “trách” được ngân hàng vì ngân hàng cũng là DN, mà bản chất của DN là luôn tìm kiếm lợi thế và hiệu quả nhất; rủi ro, phiền hà ít nhất. Chúng ta chưa biết chắc chắn lý do nào là bao trùm, làm cho gói hỗ trợ không đến được tay DN, nhưng đây có thể là những nguyên nhân cần được mổ xẻ.

Dù sao, 9 tháng đầu năm 2023, tăng trưởng kinh tế vẫn được đánh giá là tích cực trong bối cảnh nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, kinh tế thế giới có nhiều biến động, mặc dù chỉ đạt 4,24%. Sự đánh giá tích cực này là do xu hướng tăng trưởng ngày càng được cải thiện. GDP quý I/2023 chỉ tăng 3,28%, bước sang quý II tăng 4,05% và quý III tăng 5,33%. Nếu gói hỗ trợ lãi suất được giải ngân tốt, có thể nó tham gia một phần để thúc đẩy mức tăng trưởng cao hơn.

Bài: Nguyên Lê - Ảnh: Hoàng Loan
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Doanh nghiệp thưởng Tết, giữ chân người lao động

Thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đã công bố tiền thưởng Tết 2025, dựa trên những công bố của các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, dự báo nền kinh tế phục hồi, kinh doanh khả quan, thưởng Tết năm nay nhìn chung khá hơn năm trước.

Doanh nghiệp thưởng Tết, giữ chân người lao động
Còn sức, còn lao động

250 triệu đồng lãi ròng mỗi năm từ trồng lúa và nấm rơm, là thành quả từ tình yêu lao động và sự chăm chỉ mà vợ chồng ông Lê Duy Quát và bà Nguyễn Thị Vui (Phú Lương, Phú Vang) “gặt hái” bao năm qua.

Còn sức, còn lao động
Cần sớm đồng bộ thông tin doanh nghiệp

Việc chưa đồng bộ thông tin về địa giới hành chính trong đăng ký kinh doanh với dữ liệu thuế từ Tổng cục Thuế đang gây một số khó khăn cho doanh nghiệp (DN) trong quá trình thực hiện đăng ký thay đổi địa giới hành chính trên giấy đăng ký kinh doanh.

Cần sớm đồng bộ thông tin doanh nghiệp
Doanh nghiệp tập trung sản xuất và chăm lo Tết cho người lao động

Những ngày này, các doanh nghiệp vừa tập trung sản xuất để hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024, vừa tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống cho người lao động dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Hầu hết các doanh nghiệp đều chủ động chuẩn bị hậu cần phục vụ người trực Tết; tổ chức trao quà Tết tặng cán bộ, công nhân viên; trợ cấp cho các gia đình công nhân có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ vé xe cho người lao động ở xa về nhà đón Tết.

Doanh nghiệp tập trung sản xuất và chăm lo Tết cho người lao động
Cầu nối thúc đẩy doanh nghiệp phát triển

Dù mới đi vào hoạt động chính thức chưa đầy nửa năm, song với việc phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh, nay là thành phố Huế (Trung tâm) đã và đang có những đóng góp quan trọng trong hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp (DN) xúc tiến thương mại, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan.

Cầu nối thúc đẩy doanh nghiệp phát triển

TIN MỚI

Return to top