ClockThứ Ba, 07/07/2020 09:43

Những bước đi phù hợp, hiệu quả

TTH - Để cải thiện và nâng cao vị thứ xếp hạng Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (gọi tắt là PAPI), hàng năm, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp quyết liệt nhằm tạo sự bứt phá.

Thừa Thiên Huế xếp thứ 5/63 tỉnh, thành, thuộc nhóm cao nhất toàn quốcThừa Thiên Huế xếp ở nhóm cao nhất Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh năm 2019

Người dân làm thủ tục tại Trung tâm Hành chính công TP. Huế. Ảnh: MC

Từ những giải pháp

Chỉ số PAPI là khảo sát xã hội học lớn tại Việt Nam, được xem là công cụ đánh giá mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp dựa trên trải nghiệm, đánh giá của người dân khi tương tác với các cấp chính quyền địa phương. Nhiều năm qua, các cấp chính quyền luôn xem thứ hạng Chỉ số PAPI là thước đo để xác định mức độ cải cách của từng cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính quyền.

Đối với Thừa Thiên Huế, dù đã có nhiều cố gắng nhưng trong nhiều năm qua, chỉ số PAPI của tỉnh nằm trong nhóm đạt điểm trung bình thấp của cả nước. Thực tế này đã đặt ra yêu cầu cấp bách cho tỉnh trong việc xây dựng kế hoạch và đề ra nhiều giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả quản trị của chính quyền các cấp, xây dựng nền hành chính phục vụ, tất cả vì lợi ích của Nhân dân.

Với quyết tâm xây dựng nền hành chính phục vụ, đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC), thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền đã quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, cải thiện chỉ số PAPI của tỉnh. Hàng năm, tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị, địa phương trong công tác điều hành, đổi mới phương thức quản lý, nâng cao chất lượng hoạt động để phục vụ tốt người dân, doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nhìn nhận một cách nghiêm túc, dù một số nội dung thành phần chỉ số PAPI của các cơ quan, ban, ngành, địa phương triển khai đã được người dân ghi nhận, nhưng cũng có những việc chưa đáp ứng tốt. Những nội dung thường có điểm thấp như: Trục nội dung về công khai, minh bạch, nhất là công khai, minh bạch khoản thu, chi ngân sách cấp xã, phường, kế hoạch sử dụng đất và khung giá bồi thường thu hồi đất chưa tốt.

Để cải thiện và nâng cao vị thứ xếp hạng chỉ số PAPI, nhiệm vụ được tỉnh quan tâm hàng đầu là thực hiện công tác tuyên truyền. Bên cạnh đó, tăng cường sự tham gia của người dân vào hoạt động của chính quyền cơ sở.

Kết quả nổi bật của Thừa Thiên Huế trong công tác điều hành để hướng đến một nền hành chính phục vụ Nhân dân là đã xây dựng thành công chính quyền điện tử trên nền tảng phát triển mạnh mẽ dịch vụ đô thị thông minh. Khi sử dụng dịch vụ, người dân có thể tương tác thông qua ứng dụng toàn diện các vấn đề như: Phản ánh các vấn đề bất cập của xã hội, chuyển tải các câu hỏi cần giải quyết cho cơ quan Nhà nước và đặc biệt là việc đánh giá chất lượng cung cấp các dịch vụ. Toàn bộ công tác xử lý phản ánh theo định hướng sẽ được công khai và thông qua đó, người dân có thể tương tác, trao đổi, đưa ra ý kiến với cách giải quyết của cơ quan Nhà nước.

Xây dựng và hoàn thiện các Trung tâm Hành chính công từ tỉnh đến huyện cũng là một trong những giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công ở địa phương. Cụ thể, chú trọng hơn về kỹ năng tiếp xúc với người dân trong thực thi công vụ, năng lực thừa hành nhiệm vụ và cung ứng dịch vụ công cho người dân, thực hiện tốt phương châm “Thân thiện - Đúng hẹn - Đơn giản”; trách nhiệm giải trình không ngừng được cải thiện.

Ngoài ra, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh phải tôn trọng, lắng nghe, tận tình hướng dẫn và giải thích cặn kẽ những thắc mắc của người dân. Thực hiện “4 xin, 4 luôn”: Xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép; luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước và cán bộ, công chức trong hoạt động công vụ, nhất là việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính, đạo đức công vụ, thái độ giao tiếp, phục vụ Nhân dân…

Vươn lên mạnh mẽ

Tại buổi công bố trực tuyến Chỉ số PAPI năm 2019 do Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp với một số đơn vị tổ chức công bố diễn ra ngày 28/4/2020, Thừa Thiên Huế đã có bước tăng mạnh khi đứng vào nhóm có điểm số cao nhất, vươn lên xếp thứ 5 toàn quốc, tăng tới 38 bậc so với vị trí 43 của năm 2018.

Ngay sau khi nhận được kết quả công bố, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho biết, ông không bất ngờ về kết quả trên, đồng thời cho rằng tỉnh đã có lộ trình và bước đi phù hợp để đạt được kết quả tăng bậc mạnh mẽ. Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, dữ liệu và thông tin thực chứng từ chỉ số PAPI cho thấy, bức tranh thực tế về hiệu quả của các cấp chính quyền trong đáp ứng nhu cầu và mong muốn của người dân. Chỉ số PAPI đóng vai trò là “tấm gương” giúp chính quyền tỉnh soi chiếu lại hoạt động trong một năm, đồng thời tạo tập quán cạnh tranh lành mạnh, văn hóa học hỏi kinh nghiệm giữa các chính quyền địa phương.

Trong thời gian tới, Thừa Thiên Huế tiếp tục đẩy mạnh CCHC, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước để đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi khách quan của sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Tỉnh sẽ tập trung xây dựng các kế hoạch, chương trình hành động cụ thể nhằm huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị tại địa phương và sự đồng tình hưởng ứng của người dân, góp phần nâng cao các chỉ số đánh giá mức độ cải cách phương thức điều hành kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó, có các chỉ số như PCI, ICT, PAR INDEX, PAPI.

Bạch Chơn Đông

(Giám đốc Sở Nội vụ)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị Chính phủ và chính quyền địa phương:
Chính phủ cam kết phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2025

Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức trực tuyến toàn quốc vào sáng 8/1; sau khi thảo luận đánh giá tình hình, kết quả đạt được trên các lĩnh vực trong năm 2024, các nhiệm vụ, giải pháp triển khai kinh tế - xã hội năm 2025 và nghe Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu đáp từ, kết thúc Hội nghị, trong đó nhấn mạnh tập thể Chính phủ cam kết quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2025.

Chính phủ cam kết phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2025
Doanh nghiệp thưởng Tết, giữ chân người lao động

Thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đã công bố tiền thưởng Tết 2025, dựa trên những công bố của các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, dự báo nền kinh tế phục hồi, kinh doanh khả quan, thưởng Tết năm nay nhìn chung khá hơn năm trước.

Doanh nghiệp thưởng Tết, giữ chân người lao động
Còn sức, còn lao động

250 triệu đồng lãi ròng mỗi năm từ trồng lúa và nấm rơm, là thành quả từ tình yêu lao động và sự chăm chỉ mà vợ chồng ông Lê Duy Quát và bà Nguyễn Thị Vui (Phú Lương, Phú Vang) “gặt hái” bao năm qua.

Còn sức, còn lao động
Cần sớm đồng bộ thông tin doanh nghiệp

Việc chưa đồng bộ thông tin về địa giới hành chính trong đăng ký kinh doanh với dữ liệu thuế từ Tổng cục Thuế đang gây một số khó khăn cho doanh nghiệp (DN) trong quá trình thực hiện đăng ký thay đổi địa giới hành chính trên giấy đăng ký kinh doanh.

Cần sớm đồng bộ thông tin doanh nghiệp

TIN MỚI

Return to top