ClockThứ Năm, 04/03/2021 06:45

Nhộn nhịp bốc dỡ hàng hóa ở cảng Chân Mây

TTH - Khác với sự yên ắng sau các đợt ảnh hưởng dịch COVID-19 trong năm 2020, những ngày đầu xuân Tân Sửu, cảng Chân Mây nhộn nhịp bốc dỡ hàng hóa, báo hiệu sự phục hồi trong năm 2021.

Cảng Chân Mây nhộn nhịp những ngày đầu năm Tân SửuVề Chân Mây, nhớ Chủ tịch nước Lê Đức AnhLo lắng khi lưu thông trên đường ra cảng

Bốc dỡ than từ tàu Vũ Gia 36

Sau tết, đến cảng Chân Mây, vừa đến cổng đã được nhân viên an ninh mời vào phòng bên đăng ký thủ tục “nhập cảng” cùng lời nhắc nhở: “Tuân thủ nguyên tắc 5 K của Bộ Y tế anh nhé”.

Vừa qua cổng, anh Nguyễn Tấn Cảm, Phó Trưởng phòng Điều độ hướng dẫn chúng tôi theo lối chính-nơi nhiều chuyến xe đang vào cầu cảng nhận hàng. Anh Cảm thông tin, mấy hôm nay xe, người ra vào nhộn nhịp. Việc nhiều nên một số cán bộ, công nhân lao động hôm nay mới được cắt cử cho nghỉ bù dịp tết.

Tại cảng, tàu Vũ Gia 36 chở hơn 4.800 tấn than đã neo sát bến số 1. Các cần cẩu đang khẩn trương múc than từ tàu lên. Cách những chiếc cần cẩu khoảng 60 mét là tàu Word Swan II đến từ Nhật Bản có trọng tải hơn 42 nghìn tấn đang tranh thủ nhập nốt những chuyến gỗ dăm cuối cùng để rời bến.

Rời vị trí mấy cẩu đang hoạt động, trong gió biển chan hòa trong cái nắng nhẹ ban chiều, Nguyễn Văn T., công nhân đội bốc xếp cảng đang vệ sinh xịt nước khu vực than rơi vãi. Anh T. với trang phục bảo hộ từ đầu đến chân và thêm 2 chiếc khẩu trang bịt kín miệng.

Xe tải được kiểm tra khai báo y tế trước khi vào nhập hàng tại cảng Chân Mây

Thấy tôi tò mò, anh T. chia sẻ: “Ngày mô cũng nghe thông tin lãnh đạo nhắc nhở việc phòng ngừa dịch COVID-19. Tất cả mọi khâu đã chủ động để thực hiện mục tiêu kép của đơn vị nên không lo sợ COVID-19 như những dịp trước... Câu chuyện của anh T. cho thấy, ở đây, tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và địa phương trong công tác phòng ngừa COVID-19 đã lan tỏa đến từng doanh nghiệp, đơn vị, mọi nhà, mọi người.

Hoạt động kinh doanh sản xuất trong trạng thái mới ở cảng Chân Mây hiện nay khá nhộn nhịp.

Ông Nguyễn Văn Chương, Phó Giám đốc cảng Chân Mây thông tin, sau chỉ đạo của UBND tỉnh tạm dừng đón tàu du lịch biển từ tháng 3/2020 thì tàu hàng các nước vẫn ra vào nhập cảng.

Từ cuối năm 2020 đến nay, các mặt hàng, như than, gỗ dăm, nhựa đường... vẫn xuất nhập qua cảng bình quân mỗi tuần từ 1-2 chuyến. Trung bình mỗi tuần sản lượng hàng hóa qua cảng trên 200 nghìn tấn, giảm 15-20% so với cùng kỳ năm trước. Sụt giảm về sản lượng nhưng được duy trì hoạt động như thời điểm này cũng là nỗ lực của tập thể cán bộ ở đây trong kết nối, hợp tác uy tín với các hãng tàu ở các nước bạn.

Anh Hồ Văn Minh, tài xế thường đưa xe ra vào chở hàng ở cảng Chân Mây nói: “Dịch nhưng cả tháng nay xe ngày nào vẫn ra vào cảng, ngoại trừ 3 ngày tết. Với đà này anh em trong nghề vận tải sẽ yên tâm hơn”.

Đại diện lãnh đạo Công ty CP Chế biến lâm sản xuất khẩu PISICO Huế - đơn vị thường đưa dăm gỗ qua cảng Chân Mây nhập đi các thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc... chia sẻ, dịch COVID-19 đã gây tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh sản xuất của đơn vị.

Hiện phía đối tác nhập hàng cứ vin vào COVID-19 nên ép giá giảm từ 10-15% so với trước. Không bán thì hàng tồn đọng và không có tiền để chi trả các khoản phí, nhân công, xe cộ... Quý IV/2020, đơn vị xuất được 60 nghìn tấn dăm gỗ, doanh thu 3 triệu USD, nhưng chi trả mọi thứ chiếm gần 90%. Theo vị lãnh đạo này, để duy trì hiệu quả hoạt động, đơn vị đang có chiến lược kinh doanh hợp lý để ứng phó với dịch COVID-19.

Trở lại cổng chính, tôi theo chân cán bộ Phòng Điều độ, cảng Chân Mây-Hồ Công Luận đến thăm bến cảng số 2. Đây là công trình do Công ty CP Cảng Chân Mây làm chủ đầu tư khởi công xây dựng từ tháng 6/2018 với kinh phí 849 tỷ đồng. Bến này có chiều dài 225m, rộng 32,5m và 2 cầu dẫn, có khu neo đậu tàu, vũng quay tàu... đã hoàn thiện, dự kiến đưa vào hoạt động vào đầu quý 3/2021. Đây là tín hiệu vui với một trong những dự án trọng điểm của địa phương đã giải được bài toán chật chội ở bến cảng số 1 và cải thiện môi trường trong khu vực với kỳ vọng sẵn sàng hội nhập, tăng năng lực xuất nhập hàng hóa qua hệ thống cảng biển khu vực miền Trung.

Năm 2020, sản lượng hàng hóa qua cảng Chân Mây đạt 2.408 nghìn tấn, doanh thu đạt 133.673 triệu đồng; nộp ngân sách 4.500 triệu đồng. Năm 2021, dù dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nhưng cảng phấn đấu đạt sản lượng hàng hóa khoảng 2.940 nghìn tấn; doanh thu đạt 184.700 triệu đồng...

Bài, ảnh: Song Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhà thơ “Vy Dã” ở Vỹ Dạ

Ông có những câu thơ hết sức tài hoa như: Thiếu sam nhân ỷ châu lan khúc/ Mang sát vương tôn tử mạch đầu”...

Nhà thơ “Vy Dã” ở Vỹ Dạ
Chủ động cung ứng hàng hóa phục vụ người dân dịp Tết

Đó là tinh thần chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND thành phố Huế Phan Quý Phương trong buổi kiểm tra hàng hóa tại các trung tâm thương mại, siêu thị, khu chợ trên địa bàn vào chiều 17/1. Cùng đi, có lãnh đạo Sở Công thương, Sở Tài chính, Cục Quản lý thị trường, cùng các đơn vị liên quan...

Chủ động cung ứng hàng hóa phục vụ người dân dịp Tết
Đón chuyến tàu du lịch đầu tiên năm 2025 cập Cảng Chân Mây

Sáng 9/1, Sở Du lịch phối hợp với Công ty Cổ phần Cảng Chân Mây và Công ty TNHH MTV Dịch vụ Lữ hành Saigontourist tổ chức chương trình đón chuyến tàu du lịch và những du khách đầu tiên đến TP. Huế bằng đường hàng hải năm 2025. Tham dự chương trình đón chuyến tàu có ông Hoàng Hải Minh, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP. Huế.

Đón chuyến tàu du lịch đầu tiên năm 2025 cập Cảng Chân Mây
Đổi thay cuộc sống người Mường ở Khe Su

Nằm nép mình dưới chân dãy Bạch Mã hùng vĩ, thôn Khe Su, xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, là nơi cư trú của một cộng đồng nhỏ người Mường. Mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng với sự quan tâm từ các cấp chính quyền, người dân nơi đây đã vươn lên thoát nghèo, từng bước ổn định cuộc sống.

Đổi thay cuộc sống người Mường ở Khe Su

TIN MỚI

Return to top