ClockThứ Năm, 09/01/2025 10:25

Kỳ vọng vươn tầm giá trị di sản văn hóa Huế

TTH - Trước vận hội mới, di sản văn hóa Huế giàu tiềm năng đứng trước ngưỡng lịch sử được cởi bỏ “tấm áo” gò bó để tỏa sáng giá trị lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ ra toàn thế giới.

Để Huế xứng tầm thành phố Trung ươngĐộng lực mới cho di sản Huế

Du khách nước ngoài với cổ phục cung đình tại Đại Nội Huế. Ảnh: Châu Lê 

Từ ngày 1/1/2025, thành phố Huế trở thành 1 trong 6 thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam. Như lời Chủ tịch UBND thành phố Huế Nguyễn Văn Phương, Huế sẽ lấy lại vị thế của chính mình. Nhìn lại quá trình nỗ lực và chờ đợi 28 năm của Huế, 5 thành phố trực thuộc Trung ương khác đã vươn mình phát triển mạnh mẽ và có vị thế quan trọng riêng trên bản đồ Việt Nam.

Năm 2024, Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 trung tâm kinh tế vượt trội cả nước với thu ngân sách trên 500 ngàn tỷ đồng. Thành phố mang tên Bác được xem là đầu tàu kinh tế, còn Thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị, kinh tế, văn hóa và giáo dục quốc gia. Cả hai thành phố trở thành hạch tâm để các địa phương vệ tinh xung quanh được cất cánh, như: Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu phía nam; Bắc Ninh, Hưng Yên, Quảng Ninh ở phía bắc.

Hải Phòng xếp thứ 3 về thu ngân sách với hình ảnh đậm nét - thành phố cảng, trung tâm giao thương hàng hóa giữa Việt Nam và thế giới. Đà Nẵng ngày nay cũng đã phát triển thành thành phố đáng sống, cơ sở hạ tầng hiện đại và trung tâm trong chuỗi liên kết vùng của kinh tế miền Trung. Hàng ngày, sự luân chuyển hàng hóa và con người quốc tế hay nội địa từ Đà Nẵng trung chuyển khắp miền Trung. Cần Thơ có vị thế tương tự Đà Nẵng tại vùng Đông Nam Bộ rộng lớn, là điểm kết nối tài chính, thương mại, giao thông, giáo dục đào tạo của toàn khu vực.

Nhìn ra như vậy mới thấy được rằng, Huế khi đã là thành phố trực thuộc Trung ương, nhất định cũng tìm cho mình một chỗ đứng vững chắc, mang tính biểu tượng tầm cỡ quốc gia. Từ đó, Huế cũng đặt dưới một áp lực “tích cực” để tháo bỏ những vấn đề nội tại, thay đi lớp áo “nhàn nhã”, “chậm chắc” để khoác lên mình quyết tâm, nỗ lực và trách nhiệm tìm lại vị thế quan trọng riêng - trung tâm văn hóa di sản của Việt Nam.

 Trình diễn diều Huế tại Festival Huế 2024. Ảnh: Bảo Phước

Huế được định hướng trở thành trung tâm về phát triển kinh tế dựa trên bảo tồn di sản, kinh tế xanh thì hình ảnh tương ứng chính là một thành phố di sản, xanh, sạch và đẹp. Vị thế của Huế khiến tôi gợi nhớ đến hình ảnh đặc trưng của thành phố Rome với Đấu trường La Mã, thành phố cổ Kyoto đại diện cho văn hóa Nhật Bản, Vạn Lý Trường Thành tại Trung Quốc. Nói đến Huế, thế giới sẽ nghĩ đến 13 đời vua Triều Nguyễn, Kinh thành và đền đài lăng tẩm đậm bản sắc văn hóa Việt.

Để làm được điều đó, các sản phẩm dịch vụ văn hóa di sản hiện nay cần được nâng cấp ở đẳng cấp quốc tế thể hiện qua sự thẩm mỹ và tinh tế. Như ông Nguyễn Văn Phương đã khẳng định rõ, Huế sẽ có thêm nguồn tài chính từ tự chủ ngân sách, và vị thế của thành phố trực thuộc Trung ương cũng là thỏi nam châm để thu hút nhà đầu tư, nguồn nhân lực giỏi đến với Huế. Sự đầy đủ về tài chính và cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ là chìa khóa để tạo ra sự cách mạng về sản phẩm dịch vụ văn hóa di sản cho Huế.

Để phát triển một ngành kinh tế mang tầm vóc quốc tế, các thành phố trung ương khác đã khai thác nguồn tài chính dồi dào hơn để phát triển cơ sở hạ tầng tiện ích, hiện đại, đặc biệt là hệ thống giao thông. Bên cạnh đó, sự kỳ vọng về tốc độ phát triển kinh tế vượt trội của thành phố Trung ương cũng tạo sức hút đối với đổi mới sáng tạo và nhà đầu tư. Về thu hút nguồn lao động, Hồ Chí Minh, Hà Nội chính là những mảnh đất vàng cho người lao động khắp nơi với dân số mỗi thành phố gấp 8 lần Huế. Đà Nẵng sau khi phát triển cũng đã trở thành điểm hội tụ thu hút rất nhiều nhà đầu tư, nguồn nhân lực chất lượng của cả miền Trung, trong đó có cả Huế.

Chúng ta đặt riêng cho ngành du lịch và văn hóa là trọng điểm của chiến lược thu hút tài chính, nguồn nhân lực để thúc đẩy sự phát triển và thịnh vượng chung cho tất cả mọi người. Thành quả của quá trình đó là một kinh thành 13 đời Triều Nguyễn được phục dựng ngày một đầy đủ và đẹp hơn. Các hoạt động văn hóa nghệ thuật hoàng cung kết hợp giữa nghệ thuật và công nghệ hiện đại thể hiện sự sáng tạo, đổi mới vừa kể được câu chuyện lịch sử vừa tạo sự mới lạ thu hút giới trẻ. Để từ đó, Kinh thành Huế và các sản phẩm mang tính lịch sử xứng đáng là niềm tự hào của người Việt Nam đối với khách du lịch muôn phương.

Trong một hình hài mới, ngành du lịch và văn hóa nên thể hiện sự tiên phong về đổi mới, phát triển cho một thành phố trực thuộc Trung ương với vị thế trung tâm văn hóa di sản mang tầm vóc thế giới.

NGUYỄN ĐOÀN QUỐC ANH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố thành lập thị xã Phong Điền

Chiều 31/12, huyện Phong Điền long trọng tổ chức Lễ Công bố thành lập thị xã Phong Điền theo Nghị quyết số 1314 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tham dự buổi lễ, có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và các vị trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh; cùng nguyên cán bộ lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; đại diện lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh, huyện và Nhân dân trên địa bàn Phong Điền.

Công bố thành lập thị xã Phong Điền
Kỳ vọng đưa đô thị Huế lên một tầm cao mới

Huế chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương từ ngày 1/1/2025, đánh dấu một thời khắc lịch sử. Một giai đoạn mới, kỷ nguyên mới đã mở ra. Trước thềm lễ công bố Nghị quyết (NQ) của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương, ông Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã dành cho Báo Thừa Thiên Huế cuộc phỏng vấn.

Kỳ vọng đưa đô thị Huế lên một tầm cao mới
Kỳ vọng đường sắt tốc độ cao

Dự án (DA) Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vừa được Quốc hội thông qua nghị quyết chủ trương đầu tư. Theo phương án đề xuất trình Quốc hội, DA Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có chiều dài toàn tuyến khoảng 1.541km; điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP. Hồ Chí Minh) đi qua địa phận 20 tỉnh, thành, trong đó có Huế. DA được thiết kế có tốc độ 350km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa…

Kỳ vọng đường sắt tốc độ cao
Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm

TIN MỚI

Return to top