ClockThứ Bảy, 29/06/2024 06:18

Kinh tế phục hồi và tăng trưởng

TTH - Với sự nỗ lực và vào cuộc của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm nay tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) trên địa bàn TP. Huế đạt được nhiều kết quả quan trọng, lĩnh vực du lịch tăng trưởng mạnh, thu ngân sách đảm bảo kế hoạch đề ra…, tạo bứt phá để hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch 6 tháng cuối năm.

Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

 Mô hình trồng dưa lưới cho hiệu quả kinh tế

Đón gần 1,7 triệu lượt khách du lịch

Năm 2024 là năm có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị. Vì vậy, TP. Huế tập trung chỉ đạo các dự án, đề án, chương trình trọng điểm ngay từ đầu năm, trong đó các nội dung liên quan đến các đề án, quy hoạch, kế hoạch phục vụ thành lập thành phố trực thuộc Trung ương, như: Đề án phân loại đô thị Thừa Thiên Huế (đô thị loại I trực thuộc Trung ương); Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế; các báo cáo đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng của khu vực dự án kiến thành lập quận, phường…

Trong 6 tháng đầu năm 2024, hoạt động du lịch, thương mại - dịch vụ diễn ra khá sôi động, tổng lượng khách du lịch đến Huế đạt 1,69 triệu lượt khách, trong đó khách lưu trú ước đạt 1,01 triệu lượt, tăng 28% so với cùng kỳ, doanh thu du lịch đạt 3.140 tỷ đồng, tăng 35,1% so với cùng kỳ. Ngành du lịch của thành phố đã từng bước phục hồi và duy trì đà tăng trưởng; nhiều hoạt động lễ hội, văn hóa, nghệ thuật, thể thao và các chương trình trong khuôn khổ Festival Huế 2024 được tổ chức có chất lượng, thu hút một lượng lớn du khách đến với Huế. Mặt khác, công tác xúc tiến, quảng bá, kích cầu du lịch trong và ngoài nước để thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế được đẩy mạnh, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung.

Về thương mại - dịch vụ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 6 tháng đầu năm 2024 đạt 24.288 tỷ đồng, tăng 13,11% so với cùng kỳ, trong đó tổng mức bán lẻ hàng hóa thương nghiệp đạt 18.277 tỷ đồng, doanh thu từ các hoạt động dịch vụ ước đạt 6.011 tỷ đồng. Hoạt động thương mại đã có nhiều chuyển biến, sức mua tăng cao, tình hình giá cả thị trường và hoạt động sản xuất kinh doanh được giám sát và kiểm soát. Các hoạt động xúc tiến thương mại được đẩy mạnh; các chợ trên địa bàn đang từng bước được chuyển đổi theo hướng chợ văn minh thương mại theo đúng kế hoạch.

Cùng với du lịch - dịch vụ, hoạt động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (TTCN) duy trì ổn định, đảm bảo chỉ tiêu tăng trưởng. Theo đó, giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN 6 tháng đầu năm 2024 đạt hơn 6.636 tỷ đồng, tăng 10,24% so với cùng kỳ. Hiện, thành phố tích cực triển khai việc hỗ trợ các cơ sở sản xuất hoàn thiện hồ sơ chuẩn bị tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024 cũng như đăng ký nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm, đăng ký công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống năm 2024.

Tăng tốc hoàn thành các chỉ tiêu

Theo lãnh đạo UBND TP. Huế, 6 tháng cuối năm 2024 là thời điểm tăng tốc nhằm phấn đấu hoàn thành cao nhất nhiệm vụ phát triển KT - XH năm 2024, trong đó chú trọng việc hoàn thành các chỉ tiêu có liên quan đến Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, thành phố tăng cường các hoạt động truyền thông, văn hóa, giải quyết tốt chính sách xã hội, đảm bảo trật tự đô thị, an toàn giao thông… trên địa bàn.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng đốc thúc triển khai đó là quản lý tốt các phố đi bộ, nghiên cứu các phương án tổ chức hoạt động Phố đêm Hoàng thành tạo thêm sức hút với người dân và du khách. Đồng thời, triển khai các nhiệm vụ đảm bảo sớm đưa các đề án phát triển kinh tế đi vào hoạt động, bao gồm đề án xây dựng mô hình du lịch sinh thái cộng đồng Rú Chá - Cồn Tè, xây dựng mô hình du lịch cộng đồng biển tại Hải Dương, phát triển một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực theo hướng bền vững tại TP. Huế giai đoạn 2023 - 2025 và định hướng đến năm 2030.

Từ nay đến cuối năm, thành phố triển khai thực hiện hiệu quả Đề án phát triển nông nghiệp, tiếp tục kiểm tra việc quản lý rừng và đất lâm nghiệp theo Chỉ thị 65 của Ban chỉ đạo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững thành phố; kiểm tra, giám sát và đôn đốc thực hiện phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm tại các địa phương, hộ chăn nuôi. Đồng thời, tiếp tục thực hiện các hoạt động hỗ trợ các cơ sở hoàn thiện hồ sơ chuẩn bị tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, hỗ trợ việc theo dõi đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, rà soát, đăng ký công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống năm 2024.

Nhiệm vụ quan trọng nữa là đẩy mạnh công tác quản lý thu thuế, nâng cao chất lượng quản lý thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ, kiểm soát thu kịp thời các khoản thu vãng lai theo quy định của pháp luật, tổng hợp nguồn thu phát sinh. Qua đó, tăng cường triển khai các giải pháp đảm bảo dự toán thu ngân sách năm 2024, bám sát kế hoạch thu tiền sử dụng đất; duy trì thường xuyên, định kỳ công tác thanh tra, kiểm tra, thu hồi nợ đọng thuế; quản lý, điều hành chi ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả.

Bài, ảnh: THANH HƯƠNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp

Chiều 9/1, Ban quản lý (BQL) các khu kinh tế, công nghiệp thành phố Huế tổ chức tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Quý Phương dự, chỉ đạo hội nghị.

Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp
Châu Á - Thái Bình Dương:
Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm

Khối lượng cho vay của khu vực châu Á - Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản đang chuẩn bị cho sự phục hồi vào năm 2025, nhờ hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) và môi trường lãi suất thuận lợi, sau khi giảm trong 3 năm liên tiếp.

Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm

TIN MỚI

Return to top