ClockChủ Nhật, 30/10/2022 14:28

Không chủ quan với biển động, triều cường

TTH.VN - Trước diễn biến phức tạp của bão số 7, sáng 30/10, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh yêu cầu các địa phương, ban ngành kêu gọi toàn bộ tàu, thuyền tìm nơi tránh trú an toàn.

Hối hả với mẻ cá cuối cùng trước bãoCòn 17 phương tiện và 156 lao động biển chưa vào bờHoàn thành công tác chuẩn bị ứng phó bão Noru trước ngày 26/9Tàu thuyền trở về neo đậu, trú tránh bão an toàn

Tàu xa bờ đã về bến cảng Thuận An

Bão lớn thường kèm theo biển động mạnh, triều cường gây mất an toàn đối với tàu, thuyền hoạt động đánh bắt cũng như quá trình neo đậu trú tránh. Cơn bão số 7 được dự báo diễn biến phức tạp, khó lường, nguy cơ gây mất an toàn đối với ngư dân, tàu thuyền.

Chủ tàu vỏ thép Trần Văn Chiến ở xã Phú Thuận (Phú Vang) cho rằng, sự chủ động theo dõi diễn biến thời tiết, đưa tàu, thuyền đến nơi trú tránh an toàn là giải pháp tối ưu và hiệu quả. Ngư dân không nên phụ thuộc, trông chờ, ỷ lại cơ quan chức năng, chính quyền địa phương trong việc tìm nơi trú tránh thiên tai. Thông qua dự báo và quá trình theo dõi diễn biến thời tiết có tín hiệu xấu, trước khi bão vào biển đông, ông Chiến cùng với thuyền viên chủ động di chuyển tàu về bờ, vào âu trú tránh.

Tính đến trưa 30/10, toàn bộ tàu, thuyền hoạt động trên biển xa bờ và gần bờ trên địa bàn tỉnh đều về bến cảng, âu thuyền trú tránh. Theo ông Chiến, về bến cảng, âu thuyền chưa hẳn đã an toàn tuyệt đối nếu như ngư dân chủ quan trong neo đậu, hoạt động trên tàu khi sóng to, gió lớn và triều cường. Điều này bắt buộc ngư dân phải thăm dò luồng lạch và di chuyển tàu thuyền vào âu theo trật tự, không chen lấn, không để xảy ra xô xát gây mất an ninh. Thực tế đã có một số mùa mưa bão xảy ra tai nạn, tàu mắc cạn khi vào cửa biển, âu thuyền, hoặc để xảy ra xô xát không đáng có.

Tàu xa bờ neo đậu tại âu thuyền Phú Hải

Chủ tịch UBND xã Phú Thuận chia sẻ, gió lớn, biển động mạnh, kết hợp triều cường dễ gây ra va chạm giữa các tàu thuyền, dẫn đến hư hỏng mạn và một số thiết bị. Vậy nên, việc neo đậu tàu thuyền phải đúng cách, tuân thủ sự hướng dẫn của cơ quan chức năng và chính quyền địa phương. Trên mạn tàu phải gắn kết các loại thiết bị có lực đàn hồi, có khả năng chống va đập như lốp xe…

Thiết bị ngư cụ, lưới, máy móc phải đưa lên bờ bảo quản, đặc biệt người dân không nên chủ quan, lưu lại trên tàu, thuyền lúc sóng to, gió lớn có nguy cơ đe doạ tính mạng. Với thuyền nan khai thác gần bờ vùng bãi ngang phải được đưa lên các vùng cao trú tránh, kết hợp giằng neo vào gốc cây, trụ bê tông đảm bảo an toàn trước bão lớn, biển động mạnh và triều cường.

Trước hoặc sau bão và biển động mạnh, người dân khai thác gần bờ thường có tâm lý chủ quan khi hoạt động trên biển, bủa lưới, kéo lưới đánh cá ven bờ. Thực tế tại một số địa phương ven biển Phú Vang, Phong Điền… đã từng xảy ra nhiều vụ chìm thuyền, hoặc tai nạn đuối nước do sóng đánh khi cho thuyền ra khơi, hoặc kéo lưới gần bờ.

Sau bão và biển động, người dân không nên tự ý cho tàu thuyền hoạt động trên biển, khai thác xa bờ khi chưa có lệnh cho phép của tỉnh, cơ quan chức năng. Khi được phép ra biển, ngư dân phải kiểm tra an toàn máy móc, thiết bị; tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn trong quá trình khai thác như trang bị áo phao, phao cứu sinh, phao tròn, thiết bị thông tin liên lạc…

Thuyền gần bờ đang neo đậu tại cảng Thuận An

Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, ông Đặng Văn Hoà cảnh báo, nguy cơ tai nạn, hư hỏng tàu thuyền rất cao khi biển động mạnh, sóng to, gió lớn. Điều đáng mừng là hầu hết tàu, thuyền và ngư dân trên địa bàn tỉnh đến nay đều về nơi neo đậu, trú tránh bão an toàn. Tuy nhiên chủ tàu, thuyền viên không nên chủ quan trong quá trình neo đậu tàu, thuyền khi gặp gió lớn, biển động mạnh. Khi có lệnh cho phép của tỉnh, cơ quan chức năng mới được ra khơi, kết hợp các biện pháp an toàn trong quá trình di chuyển tàu, thuyền, khai thác hải sản.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ sáng sớm nay (30/10), bão Nalgae đã vượt qua khu vực phía nam đảo Luzon của Philippines vào Biển Đông, trở thành bão số 7 trong năm 2022. Dự báo bão diễn biến phức tạp, khó lường do tương tác với không khí lạnh. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (89-102km/giờ), giật cấp 12.

Do tác động, ảnh hưởng của bão số 7, vùng biển phía đông của khu vực bắc và giữa Biển Đông có gió mạnh cấp 7-8, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11, giật cấp 13, sóng biển cao 5-7m, vùng gần tâm bão 7-9m, biển động dữ dội. Vùng biển phía tây của khu vực bắc và giữa Biển Đông, bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa có gió đông bắc, gió bắc mạnh cấp 6-7, biển động mạnh.

Bài, ảnh: Hoàng Thế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cảnh giác, chủ động, không chủ quan

Bão số 6 (TRAMI) tạm biệt Philippines để vào Biển Đông và phăm phăm hướng về miền Trung nước ta. Là dân của xứ “trời hành cơn lụt mỗi năm”, lại vừa chứng kiến cơn bão Yagi tàn phá kinh hoàng các tỉnh phía bắc, nên từ trước đó nhiều ngày, đi đâu cũng nghe bà con bàn tán về bão. Và hầu như ai cũng có smartphone nên vừa bàn tán, vừa mở mạng xem dự báo, đường đi của bão nó sẽ như thế nào.

Cảnh giác, chủ động, không chủ quan
Bão Trà Mi gây biển động rất mạnh, sóng cao 5-7m

Do ảnh hưởng của bão Trà Mi, ở vùng biển phía đông khu vực bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9 (62-88km/giờ), giật cấp 11, sóng biển cao 3-5m, vùng gần tâm bão 5-7m; biển động rất mạnh.

Bão Trà Mi gây biển động rất mạnh, sóng cao 5-7m
Không chủ quan với bệnh liên cầu lợn

Ngày 11/10, báo cáo bệnh truyền nhiễm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh ghi nhận thêm ca bệnh liên cầu lợn (LCL) tại phường Hương Xuân, TX. Hương Trà. Điều này thêm một lần nữa lên tiếng cảnh báo người dân tuyệt đối không chủ quan với bệnh này, vì nó có tỷ lệ gây tử vong rất cao.

Không chủ quan với bệnh liên cầu lợn
Chủ động ứng phó với bão số 3

Dự báo từ ngày 4-6/9, bão số 3 có thể đạt cấp bão rất mạnh trên khu vực Đông Bắc Biển Đông. Biển động dữ dội, rất nguy hiểm đối với tàu thuyền.

Chủ động ứng phó với bão số 3

TIN MỚI

Return to top