ClockThứ Ba, 05/04/2022 11:53

Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào trồng và chế biến chuối

TTH.VN - Sáng 5/4, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị giao thực hiện nhiệm vụ KHCN thuộc Chương trình Nông thôn miền núi ủy quyền địa phương quản lý "Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình trồng và chế biến chuối tại tỉnh Thừa Thiên Huế" do Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện A Lưới chủ trì thực hiện và Trường đại học Nông Lâm - Đại học Huế chuyển giao công nghệ.

Phát triển các mô hình cây ăn quảĐồng hành cùng thương hiệu chuối già lùn4.400 trẻ em ở A Lưới được tặng chuối già lùn cải thiện chế độ dinh dưỡngỨng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ ương, nuôi cá tầm theo chuỗi giá trị

Hội đồng khoa học và công nghệ đánh giá cao về tính thực tiễn, hiệu quả kinh tế - xã hội mà dự án mang lại

Lâu nay chuối là loài cây chủ lực của A Lưới. Tuy nhiên, năng suất chuối ở Việt Nam nói chung và A Lưới nói riêng còn thấp, trung bình là 13 - 14 tấn/ha. Nguyên nhân do sản xuất đang sử dụng nhiều giống cũ với chất lượng chưa đồng đều, chưa có quy trình chính thức trong sản xuất thâm canh và phát triển sản xuất.

Trong khuôn khổ dự án này, Trường đại học Nông lâm - Đại học Huế sẽ hỗ trợ chuyển giao cho Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện A Lưới tiếp nhận và ứng dụng 4 quy trình kỹ thuật trồng và chế biến chuối: quy trình kỹ thuật trồng thuần và chăm sóc chuối già lùn theo VietGap, phòng trừ sâu bệnh hại chuối, công nghệ sản xuất các sản phẩm snack chuối và quy trình công nghệ sản xuất chuối sấy dẻo từ quả chuối phù hợp với điều kiện ở A Lưới.

Cụ thể, sẽ xây dựng mô hình trồng và chăm sóc chuối cho các nông hộ ở 4 xã Hồng Kim, Hồng Bắc, Quảng Nhâm và Hồng Thái, trên diện tích 20-30ha, sản lượng đạt từ 600-800 tấn/năm. Xây dựng mô hình chế biến quy mô nông hộ theo hướng sản phẩm chuối an toàn thực phẩm với năng suất 300kg sản phẩm/năm/hộ. Ngoài ra, dự án tổ chức đào tạo 6 kỹ thuật viên và tập huấn cho 200 lượt người dân.

Dự án được thực hiện trong 30 tháng với kinh phí dự kiến hơn 6,18 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ Trung ương là 2 tỷ đồng, ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ địa phương hơn 2,65 tỷ đồng và gần 1,62 tỷ đồng từ nguồn kinh phí khác.

Dự án không chỉ giải quyết việc làm cho hàng trăm hộ dân lao động trực tiếp mà còn giúp địa phương thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng chuối già lùn và đa dạng hóa sản phẩm của tỉnh.

Tin, ảnh: HOÀI THƯƠNG

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kiểm tra thực địa mô hình trồng cây mai vàng Huế

Ngày 10/11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh - Viện Nghiên cứu Rau quả kiểm tra thực địa mô hình trồng cây mai vàng Huế. Đây là một trong những hoạt động chính liên quan đến đề tài KH&CN cấp tỉnh: "Nghiên cứu bảo tồn và phát triển giống mai vàng Huế - Hoàng mai Huế" do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh - Viện Nghiên cứu Rau quả chủ trì và PGS.TS Đặng Văn Đông là chủ nhiệm đề tài.

Kiểm tra thực địa mô hình trồng cây mai vàng Huế
Để “Thịt bò vàng A Lưới” vươn xa

Trên địa bàn huyện A Lưới hiện có 109 hộ sản xuất, kinh doanh (SXKD) sản phẩm từ thịt bò và chăn nuôi bò được Hội Nông dân (HND) huyện cấp quyết định sử dụng nhãn hiệu “Thịt bò vàng A Lưới”.

Để “Thịt bò vàng A Lưới” vươn xa

TIN MỚI

Return to top