ClockThứ Ba, 11/06/2024 15:40

Thúc đẩy nhãn hiệu cộng đồng cho sản phẩm Huế

TTH.VN - Mong muốn tìm ra các giải pháp để thúc đẩy hơn nữa việc phát triển thương hiệu cho các nhãn hiệu cộng đồng gắn với sản phẩm đặc trưng nổi tiếng của Cố đô Huế, ngày 11/6, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội thảo khoa học "Giải pháp thúc đẩy bảo hộ, quản lý và phát triển các nhãn hiệu cộng đồng cho sản phẩm chủ lực của địa phương".

Kết nối các tổ chức vào hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia“Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”Có thương hiệu hẵng bàn đến thị trường

 Sản phẩm chủ lực của địa phương được chứng nhận văn bằng bảo hộ khẳng định thương hiệu trên thị trường

Còn yếu về chất

Thời gian qua, ngành KH&CN đã cùng với các ngành, địa phương trong tỉnh từng bước triển khai khá đồng bộ các nội dung phục vụ phát triển các nhãn hiệu cộng đồng, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc sản địa phương. Ngành đã hỗ trợ tạo lập, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ; xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm đặc sản Huế, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh… 

Đến nay, Thừa Thiên Huế đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ cho 4 chỉ dẫn địa lý: Tinh dầu tràm Huế, Nón lá Huế, Thanh trà Huế, Hoàng mai Huế; 8 nhãn hiệu chứng nhận: Bún bò Huế, thủ công mỹ nghệ Huế, Festival nghề truyền thống, Nông sản Nam Đông, Giải thưởng Cố Đô về KHCN, Hương xưa làng Cổ Phước Tích, Chợ quê Cầu ngói Thanh Toàn, Huế Kinh Đô ẩm thực và 74  nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm đặc sản, chủ lực như mè xững Huế, Đúc đồng Huế, Sen Huế, Rau má Quảng Thọ, Đệm bàng Phò Trạch...

Tỉnh đang làm thủ tục bảo hộ nhiều nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm mang thương hiệu "Huế" nổi bật như "Nhà rường Huế" và "Huế Kinh đô áo dài", "Du lịch chợ Đông Ba - Huế"...

Với số nhãn hiệu được bảo hộ, theo thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ, Thừa Thiên Huế đứng ở top 7 tỉnh, thành có số lượng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận được cấp văn bằng bảo hộ nhiều nhất cả nước. Nỗ lực này của tỉnh cũng được ông Trần Lê Hồng, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ đánh giá cao tại hội thảo.

Theo ông Trần Lê Hồng, Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương có số lượng nhãn hiệu cộng đồng được cấp chứng nhận cao gấp 2 lần so với trung bình chung của cả nước. Điều này chứng tỏ Thừa Thiên Huế đã tạo dựng được một hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ mạnh và hoàn thiện, góp phần phát triển nhãn hiệu cộng đồng để nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

 Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Trần Lê Hồng đánh giá nỗ lực cũng như thực trạng quản lý nhãn hiệu cộng đồng tại địa phương

Tuy vậy, theo đánh giá chung, thành phần các chủ thể tham gia đứng tên chủ sở hữu, quản lý sử dụng nhãn hiệu tập thể rất đa dạng như HTX, tổ hợp tác, hội nghề, hội nông dân, hội phụ nữ..., nên phải thực hiện kiêm nhiệm, dẫn đến thiếu nguồn lực để tổ chức tốt việc quản lý và phát triển nhãn hiệu. Năng lực, vai trò tổ chức quản lý, phát triển thương mại, tham gia trực tiếp vào các kênh phân phối còn hạn chế, thiếu tính liên kết cộng đồng trong sản xuất...

Cần thêm những trợ lực để vươn xa

Giám đốc Sở KH&CN Hồ Thắng cho rằng, qua thực tế, việc bảo hộ và khai thác các nhãn hiệu cộng đồng đã giúp kiểm soát chất lượng, nâng cao uy tín, giữ gìn danh tiếng và xúc tiến thương mại cho sản phẩm chủ lực của tỉnh, góp phần nâng cao được giá trị thương hiệu sản phẩm và dịch vụ, năng suất, chất lượng, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân. 

Tuy nhiên, việc hỗ trợ tạo lập, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực, dịch vụ du lịch mới chủ yếu ở bước xác lập, tạo dựng. Trong khi việc phát triển, quản lý tài sản trí tuệ còn nhiều khó khăn. Đơn cử, một số sản phẩm đặc sản trên địa bàn tuy đã được xây dựng thương hiệu nhưng việc phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường vẫn còn nhiều khó khăn như: nón lá Huế, tôm chua Huế, hoa giấy Thanh Tiên, gốm Phước Tích, bún Ô Sa... 

Các cơ sở, HTX sản xuất đặc sản địa phương, các hội nghề nghiệp trực tiếp quản lý các nhãn hiệu cộng đồng chưa quan tâm, đầu tư trong việc phát triển thương hiệu đã xây dựng, chưa ban hành đầy đủ các văn bản quản lý, sử dụng có hiệu quả nhãn hiệu. Thậm chí hiện tại, theo bà Trần Thị Thùy Yên, Phó Giám đốc Sở KH&CN, trên địa bàn có đến 13 nhãn hiệu tập thể tuy đã hết thời hạn sử dụng nhưng vẫn chưa được các chủ thể đăng ký gia hạn bảo hộ.

 Có thương hiệu, nhiều sản phẩm chủ lực địa phương vươn ra thị trường lớn 

Một số chuyên gia, diễn giả, nhà quản lý tham vấn tại hội thảo đều cùng quan điểm, không đơn thuần chỉ dừng lại ở việc xác lập, bảo hộ, cấp nhãn hiệu cho sản phẩm mà còn cần đi sâu quản lý, nâng tầm nhãn hiệu thông qua duy trì vùng nguyên liệu đảm bảo quy chuẩn, chất lượng; đổi mới sáng tạo, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật kết hợp với các tri thức truyền thống địa phương vào quy trình sản xuất và quan trọng hơn cả là phải đẩy mạnh thương mại hóa, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm mang nhãn hiệu cộng đồng. Để làm được điều này cần sự chủ động, ý thức trách nhiệm của cộng đồng DN, tổ chức, HTX, các chủ thể sử dụng nhãn hiệu trong việc nâng tầm, lan tỏa, phát triển thương hiệu.

Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu tài sản trí tuệ cho rằng cần các giải pháp thúc đẩy bảo hộ, khai thác và phát triển các nhãn hiệu cộng đồng phù hợp với điều kiện tự nhiên và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, xây dựng thương hiệu mạnh cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh, sản phẩm OCOP kết hợp với phát triển văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực của Cố đô Huế.

Các ngành, đơn vị, địa phương cần liên kết để phát triển các nhãn hiệu cộng đồng thông qua các cơ hội đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩm tuyền thống Huế, các đặc sản của Huế, thực thi những chính sách giải pháp hỗ trợ để phát triển các loại hình sản xuất mới, tăng trưởng xanh và bền vững, trải nghiệm các ngành nghề truyền thống, thưởng thức ẩm thực đặc trưng Huế, văn hóa Huế…

Bài, ảnh: HOÀI THƯƠNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cộng đồng người Việt tại Australia chung tay hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước

Mặc dù những ngày cuối năm vô cùng bận rộn, phải hoàn tất các công việc để khép lại năm 2024 và chuẩn bị tâm thế cho Năm mới 2025, song cộng đồng người Việt tại Australia vẫn dành một khoảng thời gian quý giá để tề tựu bên nhau, tổ chức các hoạt động hướng về quê hương, đất nước.

Cộng đồng người Việt tại Australia chung tay hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước
GenAI đe dọa sự phát triển kỹ năng của con người

Theo các chuyên gia, sự phụ thuộc ngày càng tăng của con người vào trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) có thể khiến họ mất đi lợi thế trong việc phát triển các kỹ năng đọc, viết và kỹ năng phân tích quan trọng trong tương lai.

GenAI đe dọa sự phát triển kỹ năng của con người
Quản lý cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng đổi mới chương trình

Trong 2 ngày 23 và 24/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị trực tuyến tập huấn hướng dẫn công tác quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng đổi mới chương trình giáo dục mầm non (GDMN). Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Quản lý cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng đổi mới chương trình

TIN MỚI

Return to top