ClockThứ Ba, 02/11/2021 15:04

Phát triển nhanh, bền vững theo hướng tăng trưởng xanh và chuyển đổi số

TTH.VN - UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh như vậy khi tham gia phát biểu tại Hội nghị cấp cao Thành phố thông minh Việt Nam năm 2021 được tổ chức vào sáng 2/11. Hội nghị do Hiệp hội phần mềm và dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) phối hợp Tổ chức Công nghiệp điện toán Châu Á - Châu Đại Dương (ASOCIO) tổ chức.

Trao giải C Giải Báo chí quốc gia cho nhóm tác giả Báo Thừa Thiên HuếChất lượng sản phẩm, ưu thế xúc tiến thương mại với Hoa KỳĐổi mới mô hình, nâng cao đời sống người lao độngChuyển đổi số trong doanh nghiệp: Thay đổi nhỏ, lợi ích lớnHỗ trợ theo nhu cầu của doanh nghiệpKý kết hợp tác về công nghệ thông tin – viễn thôngKý kết thoả thuận hợp tác chuyển đổi số toàn diệnThừa Thiên Huế đứng thứ 2/63 tỉnh thành về mức độ chuyển đổi sốChuyển đổi số doanh nghiệp, giải pháp để thích nghi

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình phát biểu tại hội nghị 

Tham gia phát biểu tại hội nghị vào sáng nay, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình khẳng định, Thừa Thiên Huế đã xác định con đường phát triển theo hướng tăng trưởng xanh và chuyển đổi số; Phát triển nhanh và bền vững theo hướng tăng trưởng xanh và chuyển đổi số là chiến lược phát triển xuyên suốt, bao trùm của tỉnh.

Để tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình Chuyển đổi số quốc gia theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cuối tháng 10/2021, tỉnh đã ban hành Nghị quyết của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó có các mục tiêu quan trọng như: đến năm 2025, 100% các tiêu chí về hoàn thiện chính quyền số được triển khai hoàn thiện; trên 90% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; kinh tế số chiếm từ 15 - 20% tổng sản phẩm GRDP; giữ vững vị trí nhóm 10 địa phương dẫn đầu cả nước về Chỉ số cải cách hành chính, Chỉ số sẵn sàng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, Chỉ số chuyển đổi số.

Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã đề ra các giải pháp trọng tâm để thực hiện như tập trung xây dựng chính quyền số hoạt động hiệu quả, công khai, minh bạch, gắn với cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phòng chống tham nhũng. Tập trung chuyển đổi số trong một số ngành, lĩnh vực có lợi thế như: Y tế, du lịch, giáo dục, văn hóa, dịch vụ công… Thu hút các doanh nghiệp công nghệ số quy mô lớn vào đầu tư tại Thừa Thiên Huế làm động lực dẫn dắt chuyển đổi số cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Có cơ chế, chính sách để hình thành, phát triển các doanh nghiệp công nghệ số của tỉnh. Hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Thu hút, kêu gọi, sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp triển khai thí điểm, thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới trên địa bàn tỉnh.

"Một yếu tố rất quan trọng để chuyển đổi số thành công đó là tiếp tục đầu tư hạ tầng số, các nền tảng số, các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, số hóa dữ liệu, tích hợp, chia sẻ các cơ sở dữ liệu…, phục vụ chính quyền, doanh nghiệp, người dân trong chuyển đổi số" - Phó Chủ tịch Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh.

Mô hình đô thị thông minh của Thừa Thiên Huế được nhiều tổ chức nước ngoài quan tâm tham quan, học tập kinh nghiệm. (Ảnh chụp trước khi dịch bùng phát) 

Hội nghị cấp cao Thành phố thông minh Việt Nam năm 2021 được tổ chức trong 5 ngày (từ ngày 2 - 6/11) theo hình thức trực tuyến, kết nối với các điểm cầu ở nhiều tỉnh, thành phố của Việt Nam và các quốc gia, khu vực.

Hội nghị đặc biệt nhấn mạnh vào các xu hướng công nghệ hiện đại được ứng dụng trong lĩnh vực thành phố thông minh hiện nay. 5 chuyên đề lớn của Hội nghị tập trung vào các nội dung: Chính quyền số; Bất động sản thông minh; Khu công nghiệp thông minh; Nền tảng, giải pháp số cho thành phố thông minh và Startup (khởi nghiệp) với thành phố thông minh.

Với tổng cộng 14 phiên hội thảo, hội nghị chuyên đề sâu, các diễn giả, khách mời sẽ chia sẻ nhiều thông tin, kinh nghiệm cũng như thảo luận hướng tới mục tiêu lan tỏa sức mạnh công nghệ trong phát triển thành phố thông minh, giúp nâng tầm chất lượng cuộc sống của người dân ở các khu đô thị, thành phố thông minh. Bên cạnh đó còn có các gian hàng triển lãm trực tuyến dành cho các giải pháp, nền tảng, dịch vụ Chính phủ số trong nhiều lĩnh vực, kết nối giao thương giữa doanh nghiệp trong nước, quốc tế với các tỉnh, thành phố, doanh nghiệp, tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin.

Tin, ảnh: Thái Sơn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Hướng tới nông thôn mới thông minh

Phát triển chính quyền số, các chủ thể kinh tế số và xã hội số ở nông thôn là 3 trụ cột của chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới (NTM), từng bước hình thành NTM thông minh, nâng cao hiệu quả hoạt động của cộng đồng, đưa chương trình xây dựng NTM đi vào chiều sâu và bền vững.

Hướng tới nông thôn mới thông minh

TIN MỚI

Return to top