ClockThứ Sáu, 25/05/2018 08:32

Nói không với túi nhựa, túi nilon

TTH - Xem ảnh cô em gửi qua zalo vào nhóm “gia đình” mà mấy anh chị em thiết lập, thấy mẹ vẫn xách trên tay 2, 3 chiếc túi nilon, tôi có chút chạnh lòng, cảm thấy thương mẹ vì trông “làng làng” sao ấy. Tôi gõ chữ, đùa: “Vô Sài Gòn rồi mà túi nilon vẫn bám riết mẹ!”. "Chẳng phải vào shop, siêu thị là xách mấy túi giấy sành điệu như trong phim hả ngoại?", cô cháu lớn trêu. Mấy anh chị em cùng gõ biểu tượng “mặt cười”.

Nói không với túi nilon

Tuyên truyền trực quan về tác hại của túi nilon với môi trường cũng là cách hạn chế thói quen dùng túi nilon của người dân

Lập gia đình, sống riêng, nhưng tôi luôn thèm về nhà "ngoại", vì có gia đình anh trai sống chung với ba mẹ, chị gái sống cạnh và mấy cô em chưa về nhà chồng. Cái gì mẹ làm, món gì mẹ nấu tôi đều thích, nhưng tôi chỉ “ghét” và thường “vung văng”, nhất là kiểu lạm dụng túi nilon của mẹ. Thùng rác mẹ vẫn bọc túi nilon to quanh miệng trước khi cho rác vào. Gói trái đu đủ, hay bó rau cho tôi mang vào mẹ cũng đùm 2, 3 túi lồng vào nhau. Gói con cá hay con gà cũng phải dùng bì nhiều hơn thế.

Hễ có được những chiếc túi vải dùng nhiều lần lúc đi mua hàng hay được tặng tại các cuộc hội họp, tôi thường để dành cho mẹ, cốt muốn mẹ giảm bớt dùng túi nilon. Tôi nhẩm tính số tiền mẹ dành mua túi nilon dự trữ hàng tháng tuy không nhiều bằng tiền vệ sinh môi trường nhưng vẫn thấy quá uổng phí và xót cho môi trường. Vì tổn thương và hệ lụy mà túi nilon gây ra cho môi trường đã được cảnh báo quá nhiều.

Đáng giật mình khi theo công bố của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), mỗi năm chúng ta thải ra khối lượng nhựa đủ để trải quanh trái đất bốn lần. Có khoảng 500 tỷ túi nhựa được tiêu thụ trên thế giới song phần lớn lượng rác thải nhựa không được chôn trong các bãi chôn lấp. Theo ước tính, với nhịp độ sử dụng nhựa như hiện nay, sẽ có thêm 33 tỷ tấn nhựa được sản xuất vào năm 2050 và một phần lớn trong số đó sẽ nằm trong các đại dương-nơi mà nó sẽ tồn tại trong nhiều thế kỷ.

Với đặc tính bền vững trong tự nhiên, rác thải nhựa gồm chai nhựa, túi nilon, hộp đựng đồ ăn, cốc... cùng với các chất gây ô nhiễm môi trường khác đã và đang tác động tiêu cực đến môi trường, kinh tế, xã hội và sức khỏe con người.

Trước thực trạng chất thải nhựa đang trở thành một thách thức lớn đối với cộng đồng và xã hội, "Tháng hành động vì môi trường" và hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) năm 2018 do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát động với chủ đề "Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon" càng có ý nghĩa nhằm kêu gọi cộng đồng cùng nhau thay đổi thói quen tiêu dùng và thải bỏ chất thải nhựa.

Lâu nay, việc hạn chế sử dụng, nói không với túi nilon đã được tuyên truyền rộng khắp. Nhiều tổ chức xã hội như phụ nữ, thanh niên, các câu lạc bộ học sinh, sinh viên... đã phát động sử dụng giỏ nhựa, túi dùng nhiều lần thay cho túi nilon dùng một lần. Hay nhiều mô hình thu gom, phân loại chất thải nhựa để tái chế cũng được thực hiện, mặc dù con số này vẫn còn quá bé so với lượng thải ra.

Tuy nhiên, dù chưa mang tính sâu rộng và được duy trì, nhưng nếu không có sự khởi đầu thì sẽ lâu mới bắt đầu để dần làm thay đổi thói quen, nếp nghĩ của người sử dụng cũng như nhà sản xuất. Nên tốt hơn hết, ngay lúc này, mỗi người cần giảm bớt để tập dần "nói không với túi nilon, sản phẩm nhựa dùng một lần". Thêm vào đó, tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại... cũng nên cắt giảm tối đa sử dụng những sản phẩm gây hại cho môi trường này để đóng gói mà nên khuyến khích và ưu đãi người mua hàng sử dụng những loại túi, hộp được làm từ vật liệu thân thiện với môi trường, dùng được nhiều lần và có khả năng tái chế, tái sử dụng. 

Bài, ảnh: Hoài Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
Môi Trường Tâm Phúc - Dịch vụ xử lý chất thải, thông bồn cầu nghẹt uy tín

Xử lý chất thải sinh hoạt một cách hiệu quả không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống lành mạnh của gia đình và cộng đồng. Hôm nay baothuathienhue.vn sẽ giới thiệu đến bạn một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực xử lý chất thải và thông bồn cầu nghẹt tại Huế – dịch vụ Môi Trường Tâm Phúc.

Môi Trường Tâm Phúc - Dịch vụ xử lý chất thải, thông bồn cầu nghẹt uy tín
Hướng đến môi trường đầu tư thông thoáng

Chỉ số năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành, địa phương (DCCI) được xem là thước đo quan trọng trong việc đánh giá chất lượng điều hành. Với kết quả DDCI vừa được công bố mới đây cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, cần thêm nhiều giải pháp để tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng.

Hướng đến môi trường đầu tư thông thoáng
Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường

Thương mại điện tử toàn cầu đã tăng trưởng đều đặn trong thập kỷ qua. Việc số hóa cuộc sống hiện đại cùng sự ra đời của các công nghệ mới đã hoàn toàn thay đổi hành vi mua sắm của người dân. Trong thập kỷ qua - đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch COVID-19, số lượng người mua hàng trực tuyến đã tăng với tốc độ chưa từng có, biến thương mại điện tử thành một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD.

Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường
Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thân thiện

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông qua các hoạt động đồng hành hỗ trợ nhà đầu tư đã và đang tạo được hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động xúc tiến đầu tư cũng như thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thân thiện
Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết

Thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh ngày 20/12, do thời tiết mưa lạnh, diễn biến phức tạp, vừa qua, vùng nuôi cá lồng trên đầm phá tại thôn Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương (TP. Huế) có 22 lồng cá bị chết với số lượng hơn 14 ngàn con cá ong căn, hồng, mú, nâu, dìa, vẫu, hanh…

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết

TIN MỚI

Return to top