ClockThứ Sáu, 04/11/2022 06:22

Giảm nghèo bền vững sát nhu cầu thực tế

TTH - Giảm nghèo bền vững gắn với Phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 – 2025 là nỗ lực của cả hệ thống chính trị thành phố nhằm phấn đấu đạt được mục tiêu đến năm 2025 giảm 1.254 hộ nghèo.

Trung Sơn nỗ lực giảm nghèoGiảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn mớiThanh niên chung tay giảm nghèoXây dựng nông thôn mới nâng cao gắn với giảm nghèo bền vữngTổng rà soát, điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo và cung cầu lao động

Các đoàn thể TP. Huế triển khai xây dựng nhà ở cho hộ nghèo. Ảnh: Khánh Thư

Đúng đối tượng, đúng nhu cầu

Nhiều năm liền là hộ nghèo thuộc diện đặc biệt khó khăn, gia đình bà Nguyễn Thị L. (thôn Hải Thành, phường Thuận An, TP. Huế) luôn mong ước có một ngôi nhà khang trang, từ đó ổn định cuộc sống để vươn lên phát triển kinh tế. Giấc mơ đó đã được hiện thực hóa vào giữa tháng 10 vừa qua, khi gia đình bà được Mặt trận TP. Huế hỗ trợ 30 triệu đồng xây dựng “Nhà Đại đoàn kết”.

“Đây là động lực giúp gia đình nỗ lực xây dựng được căn nhà mơ ước. Dự kiến, gia đình sẽ vay mượn thêm người thân cộng thêm khoản tiết kiệm để hoàn thiện ngôi nhà được khang trang”, bà L. chia sẻ.

Dịp này, cùng với bà L. còn có 6 hộ gia đình khác cũng được Mặt trận TP. Huế trao kinh phí hỗ trợ xây dựng “Nhà Đại đoàn kết” tại Lễ phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2022. Ai nấy bày tỏ phấn khởi, vui mừng khi sớm thoát cảnh nhà tạm, dột nát nhiều năm nay.

Theo thông tin từ Mặt trận TP. Huế, thời gian qua, việc hỗ trợ xây dựng, sửa chữa “Nhà Đại đoàn kết” luôn được Mặt trận các cấp trên địa bàn TP. Huế quan tâm. Trong 9 tháng đầu năm, Mặt trận thành phố đã hỗ trợ xây dựng 12 nhà Đại đoàn kết và sửa chữa 2 nhà cho hộ nghèo, với tổng kinh phí 380 triệu đồng từ nguồn Quỹ “Vì người nghèo” thành phố.

Từ tháng 10 đến hết năm 2022, dự kiến tiếp tục hỗ trợ 10 nhà hộ nghèo xây dựng nhà mới và 89 nhà có nhu cầu sửa chữa. Mặt trận TP. Huế đã nắm bắt từng hoàn cảnh và nhu cầu của các hộ gia đình để đưa ra phương án phối hợp cùng các địa phương hỗ trợ kịp thời, đảm bảo đúng tiến độ.

Bên cạnh đó, Mặt trận thành phố còn phối hợp với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, UBND các phường, xã thống kê danh sách các hộ có nhu cầu hỗ trợ vốn sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ bảo hiểm y tế để có phương án hỗ trợ cho hộ nghèo thoát nghèo bền vững. Từ điều tra, thống kê nhu cầu trong năm sẽ hỗ trợ nguồn vốn, nhu cầu thiết yếu cho hộ nghèo thoát nghèo từ nguồn Quỹ “Vì người nghèo” thành phố và vận động các nguồn trực tiếp từ doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức và từ hỗ trợ của các ban, ngành, đoàn thể thành phố đến các phường, xã.

Hiện tại, vẫn còn 110 triệu đồng nguồn vốn cho hộ nghèo mượn không lãi để sản xuất, kinh doanh. Dự kiến đề xuất hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo tại 14 phường, xã có nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh để thoát nghèo bền vững.

Chung tay

Nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo để đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2025 theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, từ năm 2022 đến năm 2025, TP. Huế sẽ phải tập trung cao độ cho công tác giảm nghèo, đặc biệt là sửa chữa, xây mới nhà và tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống, sinh hoạt cho người nghèo. Theo đó, đến năm 2025, thành phố phấn đấu giảm 1.254 hộ nghèo; riêng năm 2022, phấn đấu giảm gần 400 hộ.

Để thực hiện được mục tiêu trên, Mặt trận thành phố kêu gọi hệ thống Mặt trận và tổ chức thành viên các cấp hưởng ứng Tháng cao điểm “Vì người nghèo” bằng những hoạt động cụ thể, tập trung giúp đỡ các hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn. Bên cạnh đó, cần tích cực vận động sự chung tay của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, các tôn giáo, doanh nghiệp, nhà hảo tâm và các tầng lớp nhân dân.

Đại diện Mặt trận thành phố cho biết, bên cạnh thực hiện tốt công tác vận động ủng hộ, Mặt trận các cấp cần tập trung phối hợp rà soát, hiệp thương phân công giúp đỡ hộ nghèo và tổ chức các hoạt động hỗ trợ kịp thời, phù hợp.

Trong đó, Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN các phường, xã cần phối hợp với UBND cùng cấp rà soát danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo đảm bảo chính xác, không để hộ nghèo, hộ cận nghèo không được quan tâm hỗ trợ nhưng cũng không để xảy ra tình trạng trùng lắp đối tượng. Đồng thời, hiệp thương phối hợp, thống nhất trách nhiệm của mỗi tổ chức thành viên trong việc hỗ trợ các hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN và Ban Vận động Quỹ “Vì người nghèo” các cấp, các tổ chức thành viên phải căn cứ nguồn quỹ huy động được cùng với các nguồn an sinh xã hội để tiếp tục hỗ trợ hộ nghèo xây dựng, sửa chữa nhà “Đại đoàn kết”, hỗ trợ sinh kế, hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh; thăm hỏi, tặng quà cho người nghèo, bệnh nhân nghèo, trẻ em nghèo…

Minh Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
Ecoba Việt Nam - Tiên Phong Giải Pháp Xanh Bền Vững

Ecoba không chỉ là một cái tên, mà là dấu ấn của một cuộc cách mạng xanh trong ngành xây dựng. Được thành lập từ năm 2010, công ty đã vươn mình trở thành người tiên phong trong việc phát triển các giải pháp bền vững, kết hợp công nghệ tiên tiến với sự thấu hiểu sâu sắc về môi trường. Công ty chính là lời giải cho bài toán hiện đại hóa mà không đánh đổi thiên nhiên – một sứ mệnh khởi nguồn từ tầm nhìn vượt thời gian.

Ecoba Việt Nam - Tiên Phong Giải Pháp Xanh Bền Vững
Nhiều nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững

Huy động nhiều nguồn lực thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể ở TX. Hương Trà không ngừng giúp người nghèo cải thiện sinh kế, ổn định cuộc sống.

Nhiều nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững
Một mốc son tự hào của A Lưới

Chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện A Lưới đã bám sát thực tế, nhất là các tiêu chí, tiêu chuẩn về giảm nghèo bền vững để triển khai thực hiện một cách đồng bộ và quyết liệt.

Một mốc son tự hào của A Lưới

TIN MỚI

Return to top