ClockThứ Bảy, 23/03/2024 15:50

Đường vành đai phía đông Lộc Sơn: Hoàn thiện nhưng chưa ổn

TTH.VN - Mới đây, chúng tôi nhận thông tin từ người dân xã Lộc Sơn (Phú Lộc) về tuyến vành đai phía đông Lộc Sơn (vành đai Lộc Sơn) đã hoàn thiện nhưng nhiều đoạn đường dài có mặt đường gồ ghề, nắng lên làm bụi ngút trời gây khó khăn cho người, phương tiện qua lại.
HN - Ngọc Huyền
  • HN - Ngọc Huyền

Phú Lộc thu hút nguồn lực phát triển các đô thị vệ tinhCư dân làng Phú Hải ngóng ngày an cưGiải phóng mặt bằng dự án Kim Long Motors Huế: Hơn 51 ha đất đang bị vướng mắc

Đường vành đai Lộc Sơn giai đoạn 2 đã hoàn thiện nhưng mặt đường chưa ổn   

Thực tế khảo sát của chúng tôi vào ngày 23/3, tuyến vành đai Lộc Sơn dài hơn 3,8km được tỉnh, huyện xây dựng để kết nối giao thông liên vùng, tạo động lực phát triển đô thị khu vực cửa ngõ phía bắc huyện Phú Lộc.

Năm 2016, huyện Phú Lộc quyết định phê duyệt bằng nguồn vốn ngân sách hơn 43 tỷ đồng triển khai giai đoạn 1, dài 1,6 km, điểm đầu nối QL1A ( Km 850 + 100) thuộc xã Lộc Sơn; mặt cắt rộng 19,5 ; trong đó, hai bên lề rộng 8m … Quy mô thiết kế đường phố khu vực (QCVN07:2016/BXD), vận tốc thiết kế 40 m/h; trên tuyến có hệ vỉa hè cây xanh, hệ thống thống nước, an toàn giao thông..

Sau khi hoàn thiện giai đoạn 1, tháng 4/ 2021, UBND tỉnh quyết định phê duyệt đầu tư giai đoạn 2 tuyến vành đai Lộc Sơn dài hơn 2,24 km, kinh phí hơn 38,4 tỷ đồng, có quy mô thiết kế như giai đoạn 1, thời gian thi công 3 năm. Tuyến này có điểm đầu nối (Km1+ 648, giai đoạn 1) và điểm cuối kết nối nút N0 tại xã Lộc Bổn (đường bê tông thôn Thuận Hóa, Lộc Bổn). Trên tuyến có hệ thống cống cấp thoát nước, vỉa hè… DA do Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng khu vực huyện Phú Lộc làm chủ đầu tư; Công ty TNHH Xây dựng Long Phụng thi công và đến nay cơ bản đã hoàn thiện, đưa vào sử dụng.

Bên cạnh đường vành đai giai đoạn 2, huyện Phú Lộc đang quy hoạch nhiều khu dân cư mới  

Những thắc mắc, phản ánh của người dân địa phương về mặt đường tại tuyến vành đai phía đông Lộc Sơn, ông Nguyễn Văn Hiệp, Giám đốc BQL Đầu tư xây dựng khu vực huyện Phú Lộc cho biết: Theo quyết định đầu tư giai đoạn 2, tuyến vành đai Lộc Sơn của UBND tỉnh chỉ có 935m (Km0-936) được bê tông mặt đường bằng nhựa nóng dày 7cm; phần còn lại chỉ kết cấu mặt đường và lề đắp đất đầm chặt K95.

Theo ông Hiệp, lãnh đạo địa phương, cũng như chủ đầu tư muốn tuyến đường trên hoàn thiện, đáp ứng nguyện vọng của người dân nhưng do nguồn kinh phí nên đã tồn tại và hạn chế đáng tiếc như đề cập trên. Quá trình thi công, chủ đầu tư nhiều lần tham mưu lãnh đạo huyện Phú Lộc đề xuất, kiến nghị các sở, ban ngành chức năng tỉnh tiếp tục quan tâm hỗ trợ kinh phí để hoàn thiện tuyến vành đai Lộc Sơn vì đây trục giao thông động lực đi trước “mở đường” phát triển đô thị loại 5 tại xã Lộc Sơn.

Đường vành đai Lộc Sơn tạo động lực mới xây dựng đô thị La Sơn hôm nay 

Hiện tại, hai bên tuyến vành đai Lộc Sơn đã hình thành các quỹ đất lợi thế và quy hoạch từng bước xây dựng hình thành nhiều khu dân cư mới… Khi tuyến vành đai Lộc Sơn hoàn thiện sẽ kết nối giao thông liên vùng, tạo thêm động lực phát triển kinh tế - xã hội, đấy nhanh quá trình xây dựng đô thị tại khu vực cửa ngõ phía bắc huyện Phú Lộc.

SONG MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đô thị hướng biển

Không chỉ tự hào vốn quý từ đô thị di sản, Huế còn có “kho báu” không gian ven biển trải dài 120km để đột phá trở thành trụ cột mới trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) ở khu vực miền Trung.

Đô thị hướng biển
Thành phố “thay áo” mới

2024 là năm có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo NQ 54-NQ/TW của Bộ Chính trị. Vì vậy, thành phố Huế tập trung các nguồn lực, chỉ đạo thực hiện các dự án (DA) trọng điểm về phát triển, mở rộng không gian đô thị, nhằm tạo tính kết nối giữa hai quận Bắc và Nam thành phố.

Thành phố “thay áo” mới
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Tập trung xây dựng đô thị di sản xứng tầm

Chiều 5/12, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến điểm cầu các địa phương.

Tập trung xây dựng đô thị di sản xứng tầm

TIN MỚI

Return to top