ClockThứ Hai, 14/09/2020 07:30

Dịch vụ đô thị thông minh hỗ trợ phòng chống COVID-19

TTH - Để thông tin về COVID-19 đến người dân kịp thời, chính xác, UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai ứng dụng Hỗ trợ thông tin phòng, chống dịch COVID-19 thông qua nền tảng dịch vụ đô thị thông minh. Qua đó, kích hoạt nhiều ứng dụng, tăng cường sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch.

Hỗ trợ người dân, chính quyền chống dịchCông nghệ ở trong tầm tay“Giải pháp phản ánh hiện trường” của Trung tâm IOC được vinh danh tại Sao Khuê 2020

Tại Trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông minh luôn có lực lượng trực tổng đài 19001075 liên tục 24h

Kích hoạt nhiều ứng dụng

Ngay từ khi bước vào giai đoạn 2 của “cuộc chiến” phòng chống dịch COVID-19, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh (Ban Chỉ đạo) đã chỉ đạo kích hoạt hệ thống tổng đài 19001075 - đường dây nóng hỗ trợ tư vấn, khám sàng lọc, cách ly, điều trị COVID-19. Với cơ chế thống nhất, ứng trực 24/24 giờ, tổng đài được kết nối với tất cả các lực lượng như: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Công an, bệnh viện, các chốt kiểm soát… Người dân gọi đến sẽ được kết nối, Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC) kích hoạt quy trình giải đáp, thông tin được cập nhật thường xuyên, phối hợp với các lực lượng để cung cấp kịp thời thông tin cho người gọi.

Ông Ngô Duy Tuấn, phường Trường An, TP. Huế cho biết, ứng dụng Hue-S cài đặt và sử dụng rất thuận lợi, tiện ích. Thông qua ứng dụng này, người dân được cập nhật liên tục về tình hình dịch bệnh, số ca nhiễm; đặc biệt công khai thông tin của Ban Chỉ đạo tỉnh sau mỗi buổi họp cho người dân biết. Ứng dụng còn giải đáp những phản ánh của người dân liên quan đến dịch, hướng dẫn các kỹ năng để phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe".

“Đến nay, tổng đài đã tiếp nhận gần 10.000 cuộc gọi đến, đồng thời phân luồng cho cơ quan chức năng giải đáp, hỗ trợ tư vấn, khám sàng lọc, cách ly... Đáng chú ý, nhờ phản ánh của người dân qua đường dây nóng, cơ quan chức năng phát hiện ra nhiều trường hợp vi phạm trong công tác phòng, chống dịch”- Giám đốc IOC Nguyễn Dương Anh thông tin.

Ngoài ra, có thể kể đến các ứng dụng bao gồm các tính năng: Phản ánh nghi nhiễm; yêu cầu hỗ trợ y tế; bảo vệ bản thân; hỏi đáp thông tin; tin tức chính thống; thông tin sai lệch; xác minh thông tin; thông báo, cảnh báo.

Các ứng dụng trên nền tảng dịch vụ IOC mà điển hình là Hue-S có vai trò quan trọng trong phòng, chống dịch, tạo ra kênh tương tác giữa người dân và chính quyền. Hệ thống này còn tiếp nhận nhiều phản ánh tích cực giúp chính quyền các cấp có thêm nguồn tin để phát hiện các trường hợp nghi nhiễm, phòng chống dịch bệnh tốt hơn.

Cùng với đó, IOC triển khai hệ thống khai báo y tế, đăng ký lưu trú trực tuyến dành cho người dân, phương tiện ra, vào địa bàn tỉnh tại địa chỉ https://tuongtac.thuathienhue.gov.vn/khaibao nhằm tăng cường công tác quản lý, giám sát đối với các đối tượng ngoại tỉnh đến địa phương và đối tượng có nguy cơ dịch COVID-19; phân luồng, giám sát, theo dõi chặt chẽ hàng chục ngàn phương tiện và con người ra, vào địa bàn tỉnh.

Cập nhật các thông số về tình hình dịch tễ người ngoài tỉnh vào địa bàn tại chốt kiểm soát dịch bệnh

Mỗi ứng dụng có thế mạnh riêng

Tại các cơ quan nhà nước, Ban Chỉ đạo tỉnh đã kích hoạt các ứng dụng đồng bộ đảm bảo hoạt động của công chức như: triển khai các hoạt động văn phòng không giấy; kích hoạt môi trường mạng để đảm bảo cho công chức, viên chức làm việc mọi lúc. Các cầu truyền hình hội nghị trực tiếp được thiết lập, kết nối đến tận cơ sở, các chốt kiểm soát; số hóa các dữ liệu, số liệu liên quan đến công tác phòng chống dịch.

Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức tuyên truyền, vận động, triển khai đến toàn dân cài đặt phần mềm bluezone (khẩu trang điện tử)- ứng dụng được xem là một bước tiến mới, có tính đột phá trong việc sử dụng công nghệ để phòng chống dịch. Đến nay, hơn 32% người dân đã cài đặt trong tổng số người dân sử dụng smartphone, xếp vị trí thứ 6 toàn quốc.

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn cho biết, dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, đơn vị đồng loạt kích hoạt các ứng dụng trên nền tảng dịch vụ đô thị thông minh và mạng xã hội; trang bị, áp dụng tối đa CNTT cho các lực lượng tham gia phục vụ nhiệm vụ phòng chống dịch, từ công chức, viên chức đến người dân trong và ngoài tỉnh, đến việc quản lý các phương tiện giao thông ra vào trên địa bàn tỉnh.

“Mỗi ứng dụng được kích hoạt đều có thế mạnh riêng, đã giúp chính quyền địa phương thu thập được tình trạng sức khỏe, kiểm soát dịch tễ của người dân; truy vết, ngăn chặn đối tượng nghi ngờ vào địa bàn đảm bảo tốt nhất công tác ngăn chặn dịch bệnh vào địa bàn. Ngoài ra, hệ thống camera và IOC đã thu thập và phân tích dữ liệu phục vụ cho công tác phòng chống dịch khá hiệu quả. Qua đó đã xác minh được rất nhiều trường hợp vi phạm và cố tình vi phạm trong việc phòng chống dịch” - ông Nguyễn Xuân Sơn khẳng định.

Hiện nay, Sở Thông tin và Truyền thông đang phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, triển khai các giải pháp bổ trợ thêm các chương trình giáo dục, dạy học trực tuyến, sẵn sàng trong trường hợp cần thiết. Đồng thời, sử dụng hệ thống hàng trăm camera “mắt thần” tại các tuyến, nút giao thông quan trọng để kiểm soát phương tiện ra vào tỉnh trong khi Bộ Giao thông vận tải cho phép hoạt động phương tiện giao thông ra - vào Đà Nẵng.

Cùng với việc ứng dụng CNTT, Ban Chỉ đạo tỉnh có nhiều cách làm quyết liệt trong công tác phòng ngừa và ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch từ cộng đồng, kiểm soát tốt khâu ngăn chặn, cách ly, tuyên truyền... Thêm vào đó, ý thức vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị đã góp phần quan trọng trong việc kiểm soát xử lý dịch bệnh. Nhờ vậy, đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh chưa phát hiện trường hợp nào dương tính với COVID-19.

Thái  Bình - Liên Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hệ thống thanh toán kỹ thuật số và lưới điện toàn khu vực ASEAN là chìa khóa liên kết khu vực

Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan nhận định, một hệ thống thanh toán kỹ thuật số và lưới điện trải dài khắp tất cả các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chính là chìa khóa để tạo nên mối liên kết chặt chẽ hơn giữa các quốc gia trong khối khu vực.

Hệ thống thanh toán kỹ thuật số và lưới điện toàn khu vực ASEAN là chìa khóa liên kết khu vực
Giữ gìn và nâng cao vị thế cho đô thị

Để trở thành đô thị hiện đại, văn minh, giàu bản sắc thì phát triển đô thị là một trong những chương trình trọng điểm mà thành phố đã, đang và sẽ thực hiện.

Giữ gìn và nâng cao vị thế cho đô thị

TIN MỚI

Return to top