ClockThứ Năm, 30/11/2023 14:03

Đầu tư hạ tầng, chuyển giao công nghệ

TTH - Sau khi mở rộng địa giới hành chính, lĩnh vực nông nghiệp ở TP. Huế không chỉ gia tăng về diện tích, mà còn có thêm các thế mạnh như chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy hải sản, kinh tế biển, đầm phá… Để phát huy hiệu quả, thành phố triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp (SXNN) theo hướng bền vững để tăng giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho nông dân.

Chuyển đổi số trong đào tạo nghềChuyển giao công nghệ cho vùng cao phát triển sản phẩm hàng hóaDoanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ đổi mới, chuyển giao và cải tiến công nghệ Đổi mới sáng tạo mở - mở ra cơ hội lớn hơnTạo động lực từ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

 Mô hình trang trại nông nghiệp kết hợp tham quan du lịch của RƠM Farm ở phường Hương An

Nâng cao giá trị kinh tế

Ảnh hưởng của dịch COVID-19 và kinh tế gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ sản phẩm nói chung và sản phẩm NN nói riêng. Vì vậy, năm 2023 thành phố tập trung đầu tư hạ tầng, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển sản xuất, đồng thời kêu gọi đầu tư phát triển SXNN theo hướng liên kết và sản xuất công nghệ cao nhằm từng bước nâng cao thu nhập cho bà con nông dân. Trong đó, Phòng Kinh tế thành phố phối hợp với UBND các xã, phường, các HTX SXNN huy động các nguồn vốn để tu sửa các công trình thủy lợi hư hỏng, nạo vét kênh mương bị bồi lấp, tôn cao áp trúc các đoạn đê xung yếu chủ động tưới, tiêu, ngăn lũ cho diện tích lúa; các công trình thủy lợi đã vận hành cấp nước tưới, tiêu phục vụ tốt cho SXNN và các lĩnh vực khác.

Trong năm 2023, nhờ chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật nên nhiều mô hình SXNN tiên tiến được triển khai và phát huy hiệu quả kinh tế. Trong đó, phối hợp với Trung tâm Khuyến nông và Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xây dựng 8 mô hình nhằm nâng cao chất lượng và năng suất lúa trên 47ha tại Hương Phong, Phú Thượng, Phú Thanh, Phú Dương và Hương Vinh. Ngoài ra, các mô hình trồng dưa lê, dưa lưới ứng dụng công nghệ cao đã mang lại hiệu quả kinh tế cao với diện tích khoảng 1.500m2, gồm 2 nhà lưới tại Hương An và An Hòa. Hiện, người dân đang duy trì 16,5ha hành lá sản xuất theo VietGAPf tại phường Hương An và 3.000m2 rau ăn lá sản xuất hữu cơ tại Kim Long; một số diện tích tiếp tục ứng dụng công nghệ máy bay không người lái vào trong quá trình sản xuất lúa trong khâu phun thuốc bảo vệ thực vật như Phú Mậu, Hương Long…

Mặt khác, thành phố ưu tiên phát triển NN hữu cơ, hình thành chuỗi giá trị; ứng dụng công nghệ cao, NN số để giảm chỉ chi phí đầu tư, nâng cao giá trị kinh tế trong NN; khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng để triển khai các mô hình khuyến nông, khuyến ngư có hiệu quả, có khả năng nhân rộng; xây dựng các mô hình NN phục vụ du lịch tại các địa bàn có lợi thế.

Theo lãnh đạo UBND TP. Huế, cùng với việc đa dạng các lĩnh vực SXNN, thành phố đầu tư nâng cấp hệ thống các công trình thủy lợi nhằm cung cấp nước tưới, tiêu úng và ngăn lũ hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do hạn hán, úng ngập gây ra. Việc cơ giới hóa trong SXNN, nhất là các khâu làm đất, thu hoạch được đẩy mạnh (trên 98% diện tích được thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp); mô hình cánh đồng lớn sản xuất lúa được phát triển, sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được hình thành ở 1 số địa phương, giúp nông dân từng bước tiếp cận thị trường, chuyển đổi từ sản xuất nhỏ sang sản xuất theo mô hình liên kết hợp tác. Ngoài ra, nuôi trồng thủy sản phát triển khá ổn định thông qua các mô hình chế biến thuỷ hải sản cung ứng ra thị trường.

Tạo đà để sản xuất bền vững

Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Huế, ông Trần Song, từ ngày 1/7/2021, TP. Huế được mở rộng với lợi thế về mặt địa hình và tiềm năng phát triển các lĩnh vực kinh tế. Vì vậy, ngành NN của thành phố cũng có thêm các thế mạnh để phát triển kinh tế như chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy, hải sản, phát triển kinh tế biển, vùng đầm phá… Tuy nhiên, SXNN đến nay vẫn chưa phát triển bền vững, tương xứng với tiềm năng, thế mạnh; việc mở rộng, phát triển các mô hình liên kết, hợp tác chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ; sản phẩm NN có giá trị gia tăng cao còn ít, khả năng cạnh tranh thấp. Ngoài ra, công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, dự báo thị trường, tìm kiếm kênh tiêu thụ mới chưa được đẩy mạnh; việc xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, sản xuất sản phẩm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn còn hạn chế.

Để phát huy tiềm năng, thế mạnh trong lĩnh vực NN, thời gian tới thành phố tiếp tục triển khai chương trình mỗi xã mỗi sản phẩm (OCOP), áp dụng cơ giới hóa trong SXNN, đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng hữu cơ góp phần bảo vệ môi trường, tăng thu nhập cho người nông dân, qua đó tạo lực để SXNN thành phố từng bước phát triển bền vững.

Để thực hiện mục tiêu trên, sắp tới thành phố tiếp tục hỗ trợ các HTX NN, người dân phát triển kinh tế tập thể gắn với liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; rà soát lại khu vực chăn nuôi trong khu dân cư đảm bảo thực hiện theo đúng quy định; xây dựng phương án phát triển rừng bền vững và đầu tư thêm hạ tầng, phát triển cây dược liệu, đồng thời hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm, nâng cao các tiêu chuẩn về chất lượng, mẫu mã, bao bì sản phẩm.

Ông Trần Song nhấn mạnh, năm 2024 thành phố cơ cấu lại ngành SXNN theo hướng thâm canh, hiện đại, kịp thời đưa vào sử dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa lĩnh vực NN; gắn chương trình OCOP với các sàn giao dịch thương mại điện tử, các hội chợ thương mại để tạo sức hút cho sản phẩm và tạo đầu ra cho người dân. Trong đó, tăng cường công tác kêu gọi đầu tư vào SXNN, nông thôn, góp phần làm đa dạng hình thức tổ chức sản xuất, nhất là triển khai các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, mang lại hiệu quả, thu nhập cao cho người dân nông thôn.

Bài, ảnh: Thanh Hương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chỉnh trang hạ tầng, đưa Thuận Hóa xứng tầm quận trung tâm

Với mục tiêu xây dựng và phát triển quận Thuận Hóa trở thành quận trung tâm hành chính chính trị, văn hóa, dịch vụ du lịch…, giữ vai trò động lực phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của TP. Huế, UBND quận Thuận Hóa đẩy mạnh xây dựng hệ thống hạ tầng KT-XH đồng bộ, hiện đại, thân thiện với môi trường.

Chỉnh trang hạ tầng, đưa Thuận Hóa xứng tầm quận trung tâm
Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1

Ngày 7/1, chủ đầu tư dự án Osaka Huế thông tin, đơn vị đã nhận giao đất đợt 1 để đầu tư thực hiện dự án khu dân cư tại khu quy hoạch LK8, LK9, CX11 và CC5 thuộc khu A, Khu đô thị mới An Vân Dương, thành phố Huế.

Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1
Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư

Trên địa bàn thành phố Huế hiện có 8 khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, 55 âu thuyền nhỏ và vũng neo đậu tự nhiên. Nhiều âu thuyền nhỏ, vũng neo đậu tự nhiên ở các vùng ven biển, đầm phá đã xuống cấp hoặc chưa được đầu tư hạ tầng, ảnh hưởng đến việc phát triển hậu cần nghề cá và du lịch địa phương.

Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư
Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

TIN MỚI

Return to top