ClockThứ Ba, 09/05/2023 14:32

Đổi mới sáng tạo mở - mở ra cơ hội lớn hơn

TTH - Đổi mới sáng tạo mở đang là xu hướng tiếp cận mới. Chính quyền địa phương cũng đang thúc đẩy để không chỉ khơi dậy, phát huy nội lực mà còn kêu gọi sự tham gia đầu tư về sáng tạo, nguồn lực, vốn, chuyển giao công nghệ... từ bên ngoài và ra bên ngoài.

Huy động nguồn lực cho các chương trình, đề án trọng điểm ngành khoa học, công nghệPhụ nữ với Sở hữu trí tuệ - Thúc đẩy đổi mới và sáng tạo“Vai trò của chuyển đổi số đối với đổi mới, sáng tạo trong hoạt động xuất bản”

leftcenterrightdel
 Đổi mới sáng tạo mở là chìa khóa để doanh nghiệp phát huy, kết nối để tăng giá trị sản phẩm

Hỗ trợ về cơ chế, chính sách

Những năm gần đây, làn sóng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo (KNĐMST) đã và đang phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng doanh nghiệp (DN) và thế hệ trẻ. Tỉnh đã phê duyệt Đề án Cố đô khởi nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030 nhằm hoàn thiện hệ sinh thái KNĐMST, tạo lập môi trường thuận lợi hơn cho hoạt động KNĐMST trên địa bàn, đồng thời ban hành các chính sách cụ thể để hỗ trợ cho DN KNĐMST hoạt động hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp tỉnh định hình và xác định chiến lược thúc đẩy đổi mới sáng tạo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và phù hợp theo chủ trương của Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Thời gian qua, xác định công nghệ, tri thức và sáng tạo là yếu tố then chốt quyết định năng lực cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế của địa phương cũng như của DN, tỉnh đã xây dựng và triển khai nhiều dự án thuộc Chương trình phát triển thị trường KH&CN, Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia, Chương trình Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025...

HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết 21, Nghị quyết 22 về mức chi hỗ trợ hệ sinh thái KNĐMST, hỗ trợ đổi mới, cải tiến công nghệ, chuyển giao công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh. Với một số chính sách hỗ trợ của tỉnh đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho DN, tạo điều kiện cho các DN về nguồn vốn để hỗ trợ đầu tư nâng cao năng suất, chất lượng, đổi mới công nghệ, thương hiệu sản phẩm, hàng hóa và áp dụng hệ thống, mô hình, công cụ cải tiến trong quản lý hiện đại, kết nối khách hàng, tiếp cận thị trường mới, đồng thời tạo sức hút cho các nhà khoa học đầu tư nghiên cứu sáng tạo...

Tính đến cuối năm 2022, Sở KH&CN thực hiện việc hỗ trợ chính sách đổi mới, cải tiến công nghệ, chuyển giao công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ theo Nghị quyết 22 cho 84 hồ sơ đề nghị hỗ trợ, với kinh phí hỗ trợ trực tiếp hoặc thông qua thực hiện nhiệm vụ KHCN) hơn 3 tỷ đồng. Kinh phí hỗ trợ không nhiều, song đây được xem là vốn mồi, kích thích nguồn vốn tự huy động của các DN và hỗ trợ, giúp DN, chủ đầu tư huy động được các nguồn vốn khác để thực hiện dự án đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo. Từ đó giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của DN trên địa bàn tỉnh.

Quy tụ và lan tỏa

TS. Hồ Thắng, Giám đốc Sở KH&CN cho rằng, dịch chuyển xu hướng từ "đổi mới sáng tạo" sang xu hướng "đổi mới sáng tạo mở" là yêu cầu tất yếu giúp DN bắt kịp với xu hướng phát triển trên thế giới. "Mở" trong sự kiến tạo môi trường để phục vụ DN khởi nghiệp; "mở" để thu hút nguồn lực không chỉ các DN trên địa bàn mà còn thu hút cả nguồn lực ở ngoài địa phương và nguồn lực quốc tế. "Mở" ở đây còn để mở rộng hơn nữa các đối tượng khởi nghiệp không chỉ các DN ở địa bàn tỉnh, mà còn thu hút các đối tác có năng lực, mong muốn đồng hành đến Huế để khởi nghiệp, để lan tỏa, phát triển hệ sinh thái ĐMST của Huế, đưa hệ sinh thái KNĐMST trở thành một phần động lực phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Theo quan điểm của ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN, Bộ KH&CN, khi địa phương có tư duy mở, muốn xây dựng hệ sinh thái ĐMST mở thì sẽ có những sáng kiến về mặt chính sách. Địa phương có thể trở thành người ra đề, dẫn đường và đặt bài toán cho các DN khởi nghiệp, nhất là tạo ra những ứng dụng, sản phẩm phục vụ nhu cầu phát triển của tỉnh trong giai đoạn tới.

Thời gian qua, tỉnh đã triển khai nhiều sự kiện, hoạt động mang điểm nhấn hệ sinh thái Cố đô khởi nghiệp. Qua đó quy tụ, kết nối các chuyên gia trong nước và quốc tế đến Huế hiến kế các giải pháp tổng thể để xây dựng mạng lưới hệ sinh thái Cố đô khởi nghiệp. Cuộc thi KNĐMST của tỉnh thường niên còn là sự kiện kiến tạo cho phát triển DN nhằm thúc đẩy phát triển đầu tư, nhất là hoạt động phát triển sản xuất kinh doanh của cộng đồng DN trong và ngoài tỉnh.

Ông Phạm Hồng Quất thông tin, 27,72 tỷ USD là tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam năm 2022, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2021. Có 108 quốc gia đầu tư vào Việt Nam trong năm 2022. Nhiều nhà đầu tư lớn như Apple, Goertek. Foxconn... đang có kế hoạch chuyển các hoạt động sản xuất và tăng vốn đầu tư vào Việt Nam.

Để tận dụng thời cơ tốt này, tỉnh và ngành KH&CN đề ra định hướng phát triển hệ sinh thái KNĐMST mở kết nối, xúc tiến chuyển giao công nghệ mới, phát triển các mô hình kinh doanh có hàm lượng công nghệ. Trong đó, đẩy mạnh KNĐMST mở thúc đẩy các dự án khởi nghiệp có hàm lượng công nghệ cao vào tỉnh qua các nguồn lực ở bên ngoài. Thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ ở nước ngoài về Việt Nam gắn với xúc tiến, kêu gọi đầu tư. Tạo ra kênh kết nối xúc tiến chuyển giao công nghệ mới, phát triển các mô hình kinh doanh có hàm lượng công nghệ mới từ các Làng công nghệ quốc gia đến với Huế nhằm thực hiện các mục tiêu xây dựng thành phố đổi mới sáng tạo. Tổ chức triễn lãm kết nối cung cầu công nghệ giới thiệu các công nghệ, thiết bị trong và ngoài nước; tăng cường đầu tư sàn giao dịch công nghệ của tỉnh...

Bài, ảnh: HOÀI THƯƠNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Doanh nghiệp thưởng Tết, giữ chân người lao động

Thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đã công bố tiền thưởng Tết 2025, dựa trên những công bố của các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, dự báo nền kinh tế phục hồi, kinh doanh khả quan, thưởng Tết năm nay nhìn chung khá hơn năm trước.

Doanh nghiệp thưởng Tết, giữ chân người lao động
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Còn sức, còn lao động

250 triệu đồng lãi ròng mỗi năm từ trồng lúa và nấm rơm, là thành quả từ tình yêu lao động và sự chăm chỉ mà vợ chồng ông Lê Duy Quát và bà Nguyễn Thị Vui (Phú Lương, Phú Vang) “gặt hái” bao năm qua.

Còn sức, còn lao động
Cần sớm đồng bộ thông tin doanh nghiệp

Việc chưa đồng bộ thông tin về địa giới hành chính trong đăng ký kinh doanh với dữ liệu thuế từ Tổng cục Thuế đang gây một số khó khăn cho doanh nghiệp (DN) trong quá trình thực hiện đăng ký thay đổi địa giới hành chính trên giấy đăng ký kinh doanh.

Cần sớm đồng bộ thông tin doanh nghiệp

TIN MỚI

Return to top