ClockThứ Ba, 19/04/2022 13:15

Công ty CP Dệt may Huế thích ứng trong bình thường mới

TTH - Nhiều đãi ngộ để giữ chân lao động; xây thêm nhà máy; bỏ qua khâu trung gian để giao dịch trực tiếp với khách hàng; xây mới hồ xử lý sự cố nước thải có công suất gấp 5 lần dung tích hồ hiện tại… Đó là những động thái chứng tỏ được sự thích ứng an toàn, linh hoạt trong sản xuất, kinh doanh (SXKD) của Công ty CP Dệt may Huế trong trạng thái bình thường mới.

Xử phạt Công ty Cổ phần Dệt may Huế 270 triệu đồngKhánh thành Nhà máy Sợi 3 với quy mô hơn 30.200 cọc sợi

 Nhiều đãi ngộ giúp người lao động yên tâm làm việc

Dịch COVID-19 ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động SXKD của các doanh nghiệp (DN), trong đó có Công ty CP Dệt may Huế. Theo nhận định, nguyên nhân chính là chuỗi cung ứng nguyên, phụ liệu gián đoạn, thiếu phương tiện vận chuyển, thiếu container, đơn hàng từ Việt Nam chuyển sang các nước…

Điều này khiến có một thời gian dài, rất nhiều lao động của Công ty CP Dệt may Huế luôn trong tình trạng phấp phổng, vừa lo bị lây nhiễm COVID-19, vừa phải đối diện với việc “tinh giản biên chế”…

Tháo gỡ vướng mắc để người lao động yên tâm, tập trung làm việc, DN này đã đề ra những phương án linh hoạt, chủ động trong điều hành quản lý song song với triển khai đồng bộ các biện pháp phòng dịch, mục đích đảm bảo sức khỏe, việc làm, nâng cao thu nhập cho gần 5.000 lao động, qua đó, giúp DN tiếp tục tăng trưởng.

Theo ông Nguyễn Văn Phong, Tổng Giám đốc Công ty CP Dệt may Huế, lực lượng lao động là một trong những yếu tố tiên quyết đối với sự tồn tại, phát triển DN. Vậy nên, DN luôn ưu tiên bảo toàn lực lượng lao động với phương châm người lao động là tài sản quý nhất của DN.

Giai đoạn 2022 – 2025, việc xây thêm 1 nhà máy may và 1 nhà máy sợi sẽ giúp người lao động có thêm việc làm

Phương án bảo toàn lực lượng của Công ty CP Dệt may Huế được vận hành song song giữa những chính sách thỏa đáng, cùng mối liên kết chặt chẽ với người lao động. “Những tháng cuối năm 2021 – thời điểm cả nước bước vào trạng thái “bình thường mới”, tỷ lệ huy động lao động quay trở lại làm việc của Dệt may Huế đạt 85-90%. Tới thời điểm hiện tại, DN đã “lấy lại” được hầu hết lực lượng lao động”, ông Hồ Nam Phong, Trưởng phòng Nhân sự Công ty CP Dệt May Huế cho biết.

Từ việc áp dụng những phương án đồng bộ trong sản xuất và phòng dịch, tính riêng trong năm 2021, công ty đạt doanh thu 1.760 tỷ đồng, tăng trưởng 35% so với năm 2020, vượt 23% kế hoạch năm; kim ngạch xuất khẩu (KNXK) 148 triệu USD, tăng 52% so với năm 2020, đạt 171% kế hoạch năm; lợi nhuận đạt 72 tỷ đồng, đạt 280% kế hoạch năm, nộp ngân sách gần 40 tỷ đồng, gấp đôi năm 2020. Nhờ vậy, thu nhập bình quân của người lao động (NLĐ) đạt hơn 8,5 triệu đồng/người/tháng, tăng hơn 20% so với năm 2020.

Anh Nguyễn Văn Rôn (bộ phận dệt nhuộm) chia sẻ, ngoài tiền lương, chính sách đãi ngộ, tiền thưởng lễ tết hợp lý, kịp thời thăm hỏi, hỗ trợ khi ốm đau và các khoản bảo hiểm xã hội, y tế theo quy định, công ty còn mua thêm bảo hiểm tai nạn và con người kết hợp cho NLĐ. “Điều này khiến NLĐ yên tâm làm việc, ra sức cống hiến cho công ty”, anh Rôn nói.

Đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động từ vùng dịch về nông thôn, Công ty CP Dệt may Huế đã mở rộng quy mô, đầu tư thêm các dây chuyền, thiết bị tại chi nhánh của công ty là nhà máy may 4 đóng tại KCN Phú Đa (huyện Phú Vang) với 1.000 công nhân đang làm việc.

“Giai đoạn 2022 – 2025, chúng tôi dự kiến xây thêm 1 nhà máy may quy mô khoảng 1.000 lao động và 1 nhà máy sợi quy mô 500 lao động tại TX. Hương Trà và P. Phú Bài (TX. Hương Thủy). Điều này giúp tránh được tình trạng không đảm bảo tiến độ giao hàng, bị phạt hợp đồng dẫn đến việc khách hàng chuyển đơn hàng sang thị trường khác, gây thiệt hại và suy giảm đà tăng trưởng của DN cũng như tác động tiêu cực đến toàn thể người lao động”, ông Nguyễn Văn Phong, Tổng Giám đốc Công ty CP Dệt may Huế cho hay.

Dự báo, năm 2022 vẫn còn gặp nhiều khó khăn từ tác động của dịch COVID-19, song Công ty CP Dệt may Huế phấn đấu đạt doanh thu 1.880 tỷ đồng, KNXK đạt 133 triệu USD, lợi nhuận 80 tỷ đồng và nộp ngân sách 30 tỷ đồng. Từ mục tiêu đề ra cùng những cố gắng, nỗ lực của toàn thể công ty, quý I/2022, KNXK của Dệt may Huế vượt 6% kế hoạch, dự kiến cả năm vượt trên 10%.

Hiện, Công ty CP Dệt may Huế đã triển khai các DA đầu tư để hoàn thiện quy trình sản xuất hiện đại, thân thiện với môi trường, thực hiện công tác chuyển đổi số trong quản lý, điều hành, đầu tư bổ sung và đầu tư chiều sâu các thiết bị sợi, thiết bị may và thiết bị dệt nhuộm; tiếp tục thực hiện phương thức làm việc trực tiếp với khách hàng, bỏ qua khâu trung gian nhằm góp phần quản lý chi phí hiệu quả, tăng năng suất lao động và hiệu quả cao trong SXKD. Điều này giúp tăng năng suất lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm và ổn định việc làm cho NLĐ.

Cũng trong năm 2022, Công ty CP Dệt may Huế sẽ xây mới một hồ xử lý sự cố nước thải tại cơ sở chính (P. Thủy Dương – TX. Hương Thủy) có công suất 7.000m3/ngày đêm, gấp 5 lần dung tích hồ hiện tại. Công trình dự kiến triển khai vào tháng 6 và hoàn thành vào cuối năm 2022. Sau sự cố môi trường vào giữa cuối tháng 3 vừa rồi, công ty cũng đã cải tạo lại hệ thống xử lý nước thải tại chi nhánh của công ty là nhà máy may 4 đóng tại KCN Phú Đa (huyện Phú Vang), dự kiến cuối tháng 4 này hoàn thành.

Bài, ảnh: Hàn Đăng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Doanh nghiệp thưởng Tết, giữ chân người lao động

Thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đã công bố tiền thưởng Tết 2025, dựa trên những công bố của các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, dự báo nền kinh tế phục hồi, kinh doanh khả quan, thưởng Tết năm nay nhìn chung khá hơn năm trước.

Doanh nghiệp thưởng Tết, giữ chân người lao động
Còn sức, còn lao động

250 triệu đồng lãi ròng mỗi năm từ trồng lúa và nấm rơm, là thành quả từ tình yêu lao động và sự chăm chỉ mà vợ chồng ông Lê Duy Quát và bà Nguyễn Thị Vui (Phú Lương, Phú Vang) “gặt hái” bao năm qua.

Còn sức, còn lao động
Mang Tết đến cho người lao động

Các cấp công đoàn đang ra sức triển khai nhiều chương trình thiết thực để mang đến cho người lao động một mùa xuân trọn vẹn và ấm áp khi Tết đang cận kề.

Mang Tết đến cho người lao động
Cần sớm đồng bộ thông tin doanh nghiệp

Việc chưa đồng bộ thông tin về địa giới hành chính trong đăng ký kinh doanh với dữ liệu thuế từ Tổng cục Thuế đang gây một số khó khăn cho doanh nghiệp (DN) trong quá trình thực hiện đăng ký thay đổi địa giới hành chính trên giấy đăng ký kinh doanh.

Cần sớm đồng bộ thông tin doanh nghiệp
Doanh nghiệp tập trung sản xuất và chăm lo Tết cho người lao động

Những ngày này, các doanh nghiệp vừa tập trung sản xuất để hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024, vừa tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống cho người lao động dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Hầu hết các doanh nghiệp đều chủ động chuẩn bị hậu cần phục vụ người trực Tết; tổ chức trao quà Tết tặng cán bộ, công nhân viên; trợ cấp cho các gia đình công nhân có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ vé xe cho người lao động ở xa về nhà đón Tết.

Doanh nghiệp tập trung sản xuất và chăm lo Tết cho người lao động

TIN MỚI

Return to top