ClockThứ Bảy, 20/07/2019 12:34

Càng vào sau dự án càng lớn.

TTH - Dự án du lịch lớn nhất ở Thừa Thiên Huế phải kể đến là Tổ hợp du lịch Laguna của tập đoàn Banyan Tree. Nó trải rộng trên 280ha, gồm nhiều sản phẩm du lịch – lưu trú nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí. Về vốn, dự án này đầu tư khoảng 2 tỷ USD – nhiều người thường gọi là siêu dự án. (Điều đáng nói là giai đoạn 1 khi khởi động, dự án có tổng vốn đầu tư đăng ký ban đầu là 875 triệu USD nhưng ở giai đoạn 2, dự án đã được tăng vốn đầu tư từ 875 triệu USD lên 2 tỷ USD để bổ sung hoạt động kinh doanh casino và đầu tư thêm các hạng mục công trình).

Dự án có ý nghĩa quan trọng & tác động tích cựcLaguna Lăng Cô chính thức đi vào hoạt động

Tổ hợp du lịch Laguna vừa nâng tổng vốn đầu tư lên 2 tỷ USD. Ảnh: THANH TOÀN

Nhìn vào các dự án du lịch, chúng ta thấy có một xu hướng, càng đầu tư về sau dự án càng lớn. Trước đây nghe dự án ngàn tỷ là của hiếm thì giờ đây, chuyện này không có gì đáng ngạc nhiên.

Có nhiều cách lý giải cho hiện tượng này. Giờ là thời điểm, vùng đất Thừa Thiên Huế xứng đáng để nhà đầu tư “đổ vốn” vào – cảnh quan thiên nhiên đẹp; có chiều sâu văn hóa; có những nét đặc trưng riêng biệt; có hạ tầng ngày càng hoàn thiện… Và nữa, có một nguồn nhân lực dồi dào.

Ở một phía khác – nhà đầu tư, tất nhiên có quyền “tối thượng” lựa chọn nơi trút vốn. Nhưng về phía tiếp nhận, họ cũng có quyền “kén chọn”. Bởi địa hình, thế đất, cảnh quan thiên nhiên trời phú là một thứ hữu hạn, không thể sinh ra. Cho nên phải “kén chọn” để làm thế nào cho nó sinh lợi được nhiều nhất, tôn lên cho nó đẹp hơn mà vẫn bảo lưu được những giá trị vốn có.

Cái vùng đất Phú Lộc thắt “lưng ong” nằm giữa hai đèo vậy mà có nhiều lợi thế phát triển du lịch. Phía tây là dãy Trường Sơn, phía đông là biển Đông và đầm phá. Nhiều ngọn núi chạy hình vòng cung trườn mình ra biển tạo thành những vịnh – sông núi hữu tình, rất phù hợp cho du lịch sinh thái nghỉ dưỡng. Xem ra, để khai thác được những giá trị thiên phú này, cần phải có những người rất nhiều tiền và có cái nhìn đẳng cấp. Chính cách nhìn của hai bên: nhà đầu tư và chủ tiếp nhận gặp nhau về quan điểm nên đã sinh ra những dự án lớn, phải vậy chăng?

Tổ hợp du lịch Laguna vừa nâng tổng vốn đầu tư lên 2 tỷ USD. Ảnh: THANH TOÀN

Vedana Lagoon Resort cũng là một dự án đáng chú ý nằm ven phá Cầu Hai tại mũi Né. Nó cũng tựa lưng vào một ngọn núi trườn mình ra đầm phá. Lẽ đương nhiên, trước mặt là đầm phá mênh mông. Đây cũng được cho là một khu du lịch đẳng cấp. Những nơi có địa thế như thế này, bây giờ trở thành của hiếm. Lộc Bình, núi vắt một vòng cung ra biển, nằm trong dự án du lịch kêu gọi đầu tư nhiều ngàn tỷ. Mới đọc quy mô của dự án, chúng ta đã hình dung được tầm cỡ một khu du lịch này là lớn như thế nào. Đây là những mô tả của chủ đầu tư, là Công ty cổ phần Đầu tư Văn Phú – Invest: Dự án sẽ cung cấp khoảng 853 phòng khách sạn và resort; cung cấp khoảng 653 căn biệt thự các loại; 1.200 các phòng nghỉ mini, boutique hotel; đáp ứng tối đa khoảng 10.000 du khách/đêm. Dự án này có quy mô vốn hơn 3.000 tỷ đồng.

Một dự án khác là Khu du lịch sinh thái biển Hải Dương, tại xã Hải Dương, thị xã Hương Trà vừa được UBND tỉnh quyết định phê duyệt đầu tư với quy mô vốn lên đến 2.100 tỷ đồng, do Công ty cổ phần Đầu tư TDH biển Hải Dương Huế làm chủ đầu tư. Dự án được mô tả gồm nhiều phân khu từ 4 -5 sao và du lịch sinh thái. Ví dụ như phân khu chức năng rộng gần 50 ha gồm: Khách sạn 5 sao, căn hộ nghỉ dưỡng dịch vụ 5 sao, bungalow (kiểu nhà một tầng), villa, bể bơi, gym, spa, nhà hàng, club - house, khu hội nghị quốc tế, tổ chức sự kiện cấp quốc gia và khu vực.

Có hai dự án khác dựa vào tài nguyên nguồn nước khoáng nóng cũng được thay chủ sở hữu và đầu tư mở rộng, nâng quy mô, đó là dự án Thanh Tân Spa  Resort và khu du lịch nước khoáng nóng Mỹ An Spa Resort. Hai khu du lịch này đưa ra một sản phẩm du lịch độc đáo kiểu như “ngâm tắm nước khoáng nóng Onsen Nhật Bản”. Du lịch biển, sông suối, núi rừng, đồng quê… có thể có nhiều nơi có nhưng du lịch ngâm tắm nước khoáng nóng thiên nhiên, mà lại nằm gần thành phố (như Mỹ An Spa Resort chỉ cách trung tâm TP. Huế chừng 7 km về phía Đông) thì thuộc vào hàng độc.

Nói chung, càng về sau, Huế càng đón nhận nhiều dự án du lịch có quy mô lớn, độc đáo và đẳng cấp. Điều này phải nói lấy làm vui mừng cho Huế. Huế đã bắt được nhận diện một cách “thấu đáo”. Có lẽ, chúng ta sẽ ít nói về tiềm năng hơn là thế mạnh.

Lê Phương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hạ tầng xanh từ dự án Đô thị xanh

Dự án (DA) Chương trình Phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) - DA thành phần Thừa Thiên Huế (nay là thành phố Huế) (gọi tắt DA Đô thị xanh) với mục tiêu chỉnh trang đô thị, phát triển cơ sở hạ tầng đang mang lại diện mạo “xanh - sạch - sáng” cho đô thị Huế.

Hạ tầng xanh từ dự án Đô thị xanh
Dự án cải tạo, xây dựng lại khu chung cư Đống Đa: Đẩy nhanh tiến độ

Sau nhiều năm chờ đợi do chưa hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng, hiện dự án (DA) cải tạo, xây dựng lại các dãy nhà A, B, C Khu chung cư (KCC) Đống Đa (phường Phú Nhuận, TP. Huế) chính thức triển khai, góp phần tạo diện mạo cho đô thị Huế cũng như nơi sinh sống khang trang, an toàn cho cư dân KCC.

Dự án cải tạo, xây dựng lại khu chung cư Đống Đa Đẩy nhanh tiến độ
Các dự án giao thông chạy “nước rút” thi công, giải ngân

Thời điểm cuối năm này, các chủ đầu tư/Ban Quản lý dự án thuộc Bộ Giao thông vận tải đang tập trung cao độ, phối hợp với nhà thầu thi công tăng tốc tiến độ thi công các hạng mục, dự án nhằm chạy “nước rút” về khối lượng giải ngân vốn đầu tư công.

Các dự án giao thông chạy “nước rút” thi công, giải ngân

TIN MỚI

Return to top