ClockChủ Nhật, 13/12/2020 06:56

Bảo tồn thiên nhiên thúc đẩy môi trường và sinh kế bền vững

TTH - Có trên 200 nghìn ha rừng tự nhiên, Thừa Thiên Huế được xem là một trong những vùng rừng có tính đa dạng sinh học cao. Thời gian qua, Thừa Thiên Huế luôn được các tổ chức quốc tế đánh giá cao về năng lực thực hiện các hoạt động về bảo tồn thiên nhiên (BTTN), bảo tồn đa dạng sinh học về rừng, đầm phá, biển.

Cộng đồng là chủ thể trong bảo tồn tài nguyên thiên nhiênLợi ích kép về bảo tồn đa dạng sinh học và thích ứng với biến đổi khí hậu

Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật góp phần tăng tính đa dạng sinh học

Nhiều năm qua, cán bộ ngành kiểm lâm đã tiến hành các nghiên cứu về phát hiện và bảo tồn các loài động thực vật tại các vùng rừng Trường Sơn. Trong đó, phần lớn nghiên cứu về các loài sao la, hổ, linh trưởng và các nghiên cứu về phát triển cộng đồng, rừng ngập mặn ven đầm phá Tam Giang - Cầu Hai...

Bên cạnh hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu các loài động vật hoang dã quý hiếm, các hoạt động như quản lý, bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên kết hợp với việc cải thiện sinh kế cộng đồng cư dân đã được đẩy mạnh thực hiện. Đây là sự thay đổi về tư duy quản lý tài nguyên hiện đại của ngành lâm nghiệp theo hướng tiếp cận bảo tồn cảnh quan, góp phần vừa BTTN có hiệu quả vừa tăng khả năng tham gia của cư dân địa phương trong hoạt động quản lý bảo vệ tài nguyên.

Từ những thành công bước đầu về công tác bảo tồn đa dạng sinh học và hoạt động tích cực của Khu BTTN Phong Điền, Khu Bảo tồn Sao La, Vườn quốc gia Bạch Mã và mới đây là Khu BTTN đất ngập nước Tam Giang- Cầu Hai được thành lập càng “ghi điểm” trong mắt cộng đồng các tổ chức quốc tế. Nhờ đó, nhiều tổ chức quốc tế như: Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF), Tổ chức bảo tồn thế giới (IUCN), Qũy Môi trường toàn cầu (GEF) đã quan tâm đầu tư nhiều nguồn lực tài chính tài trợ công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại địa phương.

Nhờ các nguồn lực hỗ trợ này, công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại địa phương mang lại hiệu quả cao. Người dân các địa phương có nhiều cơ hội tham gia các hoạt động BTTN, có thêm công ăn việc làm, cải thiện sinh kế địa phương. Thông qua việc thực hiện các hoạt động dự án với nước ngoài, hiệu quả quản lý của các khu BTTN như Phong Điền, Sao La và năng lực của cán bộ địa phương cũng tăng lên rõ rệt. Nhiều mô hình sinh kế về lâm nghiệp ở các xã thuộc huyện miền núi Nam Đông, A Lưới hay Phong Điền, TX. Hương Trà… được thiết lập đã huy động sự tham gia và thay đổi tư duy, nâng cao nhận thức trong quản lý bảo tồn tài nguyên thiên nhiên của cộng đồng địa phương.

Đối với những địa phương dọc vùng ven phá, nơi dự án Khu BTTN Đất ngập nước Tam - Giang Cầu Hai vừa được thành lập và đưa vào vận hành cũng đề xuất các lợi thế về đa dạng sinh học của vùng để phát triển kinh tế kết hợp các loại hình du lịch sinh thái với sự phối hợp chặt chẽ giữa kiến thức bản địa của người dân địa phương với tính chuyên nghiệp của các đơn vị tổ chức du lịch.

Cư dân ở khu vực này ngoài tham gia đồng quản lý cũng đã biết tận dụng các điều kiện thuận lợi về khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp theo hướng sản xuất hàng hóa nhằm giảm áp lực từ việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời làm tăng tính đa dạng sinh học. Điều này không chỉ đem lại những mặt có lợi cho môi trường mà còn phục vụ cho các nền kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.

Bài, ảnh: HOÀI NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
Ecoba Việt Nam - Tiên Phong Giải Pháp Xanh Bền Vững

Ecoba không chỉ là một cái tên, mà là dấu ấn của một cuộc cách mạng xanh trong ngành xây dựng. Được thành lập từ năm 2010, công ty đã vươn mình trở thành người tiên phong trong việc phát triển các giải pháp bền vững, kết hợp công nghệ tiên tiến với sự thấu hiểu sâu sắc về môi trường. Công ty chính là lời giải cho bài toán hiện đại hóa mà không đánh đổi thiên nhiên – một sứ mệnh khởi nguồn từ tầm nhìn vượt thời gian.

Ecoba Việt Nam - Tiên Phong Giải Pháp Xanh Bền Vững
Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế

Huế từ hôm nay, ngày 1/1/2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam và được xem là “đô thị di sản” đầu tiên của Việt Nam. Không chỉ là đô thị di sản đẳng cấp của Việt Nam, Huế còn được các tổ chức thế giới đánh giá cao trong công cuộc bảo tồn những giá trị ngàn xưa để lại và được phát huy giá trị một cách hiệu quả với những đặc thù, riêng biệt.

Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế
Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường

Thương mại điện tử toàn cầu đã tăng trưởng đều đặn trong thập kỷ qua. Việc số hóa cuộc sống hiện đại cùng sự ra đời của các công nghệ mới đã hoàn toàn thay đổi hành vi mua sắm của người dân. Trong thập kỷ qua - đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch COVID-19, số lượng người mua hàng trực tuyến đã tăng với tốc độ chưa từng có, biến thương mại điện tử thành một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD.

Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường

TIN MỚI

Return to top