ClockThứ Hai, 05/04/2021 09:00

Ảnh hưởng do dịch Covid-19, doanh nghiệp mong sự hỗ trợ trực tiếp

Mặc dù tình hình dịch Covid -19 đang được kiểm soát tại Việt Nam, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp và không thể sớm kết thúc trong thời gian tới.

Chuyển đổi số là tất yếuKết nối, quảng bá các sản phẩm của ý tưởng khởi nghiệp200 doanh nghiệp, diễn giả tham gia diễn đàn phát triển doanh nghiệp đổi mới sáng tạoTừ sự cố ở kênh đào SUEZ nghĩ đến tầm quan trọng của vận tải biển đối với thương mại toàn cầuChủ doanh nghiệp vận tải cam kết không cơi nới thùng xe ô tô để chở hàng hóaChuyển đổi số câu chuyện của VNPT

Dịch Covid-19 vẫn đang gây ra những tác động tiêu cực cho cộng đồng doanh nghiệp

Dịch Covid-19 đã có tác động nghiêm trọng đến doanh nghiệp tại Việt Nam. Khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đối với trên 10.000 doanh nghiệp trên toàn quốc cho thấy, có tới 87,2% doanh nghiệp cho biết chịu ảnh hưởng ở mức "phần lớn" hoặc "hoàn toàn tiêu cực" từ dịch. Ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn cả là các doanh nghiệp mới hoạt động dưới 3 năm, nhóm có quy mô siêu nhỏ…

Trước những khó khăn này, nhiều gói hỗ trợ của Nhà nước đã kịp thời và phát huy tác dụng. Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, mặc dù nhiều gói hỗ trợ được bung ra nhưng từ phía khối tư nhân lại đang tiếp cận được rất ít thông tin, cùng với đó là thủ tục rườn rà, phức tạp đang khiến doanh nghiệp “e ngại”.

Ông Hoàng Anh Hào, Chủ tịch hội đồng quản trị, Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Yên Phát kiến nghị, doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ một cách trực tiếp, nhanh chóng từ Chính phủ và các cơ quan chức năng.

"Tôi mong Nhà nước giải quyết luôn vào những nhu cầu thực tế để có hiệu quả ngay, nhưng vẫn kiểm soát được bằng những cách hỗ trợ người lao động trực tiếp, giảm thuế VAT, hay là giãn nợ, hoãn nợ… Còn cách mà chúng ta làm hồ sơ để đủ điều kiện được hỗ trợ thì khéo làm xong hồ sơ, thủ tục xin được tiền thì quay lại doanh nghiệp mình đã “đi tong” rồi" - ông Hào chia sẻ.

Nhiều doanh nghiệp mong muốn, chính quyền các cấp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật nhằm tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi. Đây sẽ là những hỗ trợ quan trọng cho sự phục hồi bền vững của các doanh nghiệp trong ứng phó với tác động của đại dịch toàn cầu Covid -19.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng trong bối cảnh đại dịch khó khăn này, nhóm giải pháp cắt giảm chi phí, cải cách thủ tục hành chính đẩy mạnh mẽ hơn nữa là một điều rất là quan trọng. Có thể thấy rằng là đề ra chính sách là một chuyện, nhưng thực thi chính sách lại có tác động rất lớn.

"Cần phải có những chương trình để thúc đẩy thực thi, như cung cấp thông tin hướng dẫn đầy đủ, tiếp cận một cách thân thiện đối doanh nghiệp, quy mô có thể nhỏ và siêu nhỏ; đối với những doanh nghiệp mà sử dụng người lao động thì cần phải có những hỗ trợ cho họ" - ông Tuấn nêu ý kiến.

Theo VOV.VN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Doanh nghiệp thưởng Tết, giữ chân người lao động

Thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đã công bố tiền thưởng Tết 2025, dựa trên những công bố của các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, dự báo nền kinh tế phục hồi, kinh doanh khả quan, thưởng Tết năm nay nhìn chung khá hơn năm trước.

Doanh nghiệp thưởng Tết, giữ chân người lao động
Còn sức, còn lao động

250 triệu đồng lãi ròng mỗi năm từ trồng lúa và nấm rơm, là thành quả từ tình yêu lao động và sự chăm chỉ mà vợ chồng ông Lê Duy Quát và bà Nguyễn Thị Vui (Phú Lương, Phú Vang) “gặt hái” bao năm qua.

Còn sức, còn lao động
Cần sớm đồng bộ thông tin doanh nghiệp

Việc chưa đồng bộ thông tin về địa giới hành chính trong đăng ký kinh doanh với dữ liệu thuế từ Tổng cục Thuế đang gây một số khó khăn cho doanh nghiệp (DN) trong quá trình thực hiện đăng ký thay đổi địa giới hành chính trên giấy đăng ký kinh doanh.

Cần sớm đồng bộ thông tin doanh nghiệp
Doanh nghiệp tập trung sản xuất và chăm lo Tết cho người lao động

Những ngày này, các doanh nghiệp vừa tập trung sản xuất để hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024, vừa tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống cho người lao động dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Hầu hết các doanh nghiệp đều chủ động chuẩn bị hậu cần phục vụ người trực Tết; tổ chức trao quà Tết tặng cán bộ, công nhân viên; trợ cấp cho các gia đình công nhân có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ vé xe cho người lao động ở xa về nhà đón Tết.

Doanh nghiệp tập trung sản xuất và chăm lo Tết cho người lao động

TIN MỚI

Return to top