ClockThứ Sáu, 07/10/2016 14:25

Học sinh mừng, giáo viên lo với đề minh họa môn tiếng Anh

50 câu trắc nghiệm tiếng Anh với những dạng bài quen thuộc, kiến thức giống mọi năm sẽ giảm áp lực cho học sinh. Tuy nhiên, nhiều giáo viên lo ngại đề thi không thể đánh giá chính xác học sinh giỏi.

Cô Vũ Mai Phương, người có kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh trên truyền hình và luyện thi đại học nhận định, đề thi minh họa không gây sốc cho giáo viên và học sinh. Cô từng rất thất vọng khi dự thảo đưa ra cấu trúc bài thi tiếng Anh 40 câu trắc nghiệm và bỏ phần viết luận. Khi số lượng câu tăng lên thành 50, bài thi sẽ đánh giá học sinh tốt hơn, nhưng vẫn còn ngắn.

Ảnh minh họa

Theo cô Phương, phần kiến thức trong đề thi minh họa không khác so với năm 2016, dạng bài quen thuộc. Số lượng câu hỏi khó chiếm khoảng 20%, rơi vào phần từ vựng và đọc hiểu. Đề thi có khả năng phân loại học sinh nhưng vẫn khó để tìm học sinh xuất sắc thực sự. “Với đề thi dạng này, phổ điểm sẽ cao hơn hai năm trước và điểm tuyệt đối sẽ xuất hiện nhiều hơn”, cô Phương nhận định và khuyên học sinh tiếp tục ôn tập phần kiến thức đã học. Bên cạnh đó, các em cần rèn luyện kỹ năng làm bài tốt hơn và tập trung hơn bởi thời gian làm bài ngắn.

Cô Nguyễn Hải, giáo viên tiếng Anh lớp 12, cho biết với đề thi minh họa này, học sinh không học sâu tiếng Anh cũng không lo bị điểm liệt. Đề có nhiều câu ở dạng nhận biết, phù hợp với các em chỉ dùng kết quả môn tiếng Anh để xét tốt nghiệp. Nhưng ngược lại, đề như vậy khó đánh giá chuẩn xác học sinh giỏi. Với những em chuyên tiếng Anh đăng ký thi các trường đại học thuộc khối chuyên ngữ, được nhân đôi điểm tiếng Anh thì đây là một lợi thế quá lớn. Vì thế, một số trường có thể lên kế hoạch làm bài thi đánh giá năng lực ngoại ngữ riêng.

Cô Hải cho biết, học sinh thường sợ phần viết luận và bài điền từ còn thiếu vào đoạn văn trong phần đọc hiểu thì ở đề thi minh họa, phần viết luận bị bỏ, phần điền từ giảm từ 10 xuống còn 5 câu. Điều này khiến nhiều học sinh vui mừng nhưng bản thân giáo viên chưa thể hài lòng với một đề thi như vậy.

Nhiều học sinh đánh giá đề thi minh họa môn tiếng Anh vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố có phần nhẹ nhàng hơn năm trước. Gia Khánh, học sinh lớp 12 trường chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội, đánh giá đề thi minh họa khá vừa sức, không có nhiều câu thành ngữ khó và phần từ vựng cũng quen thuộc hơn. Những câu hỏi khó nằm ở hai bài đọc hiểu cuối cùng. Với đề thi này, nhiều bạn có thể đạt điểm cao, thậm chí là tuyệt đối. “Ở trường em, các bạn học chuyên môn Khoa học tự nhiên khá tự tin có thể làm trên 8 điểm”, Khánh cho biết.

Thu Hiền, học sinh lớp 12 ở Việt Trì (Phú Thọ) nhận xét đề thi minh họa có phần dễ hơn đề thi chính thức mọi năm. Đề vẫn bao gồm những phần kiến thức quen thuộc như: ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, chức năng giao tiếp, kỹ năng viết và đọc nên em vẫn giữ nguyên kế hoạch học tập. Tuy nhiên, đề thi chính thức có thể sẽ khó hơn đề thi minh họa nên em cần tăng tốc ôn tập trong thời gian tới.

Theo VnExpress

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học văn hóa địa phương qua trải nghiệm Tết

Trước kỳ nghỉ Tết, nhiều trường học tổ chức các hoạt động trải nghiệm Tết cổ truyền vừa tạo không khí vui tươi, vừa giáo dục truyền thống văn hóa cho học sinh.

Học văn hóa địa phương qua trải nghiệm Tết
Học sinh vui Tết, đón xuân

“Tết đoàn kết – phiên chợ nghĩa tình” là hoạt động trải nghiệm Tết Huế dành cho các em học sinh của Trường tiểu học Vĩnh Ninh (Quận Thuận Hóa), diễn ra ngày 24/1.

Học sinh vui Tết, đón xuân
TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRI PHƯƠNG:
Giữ nguyên phương thức xét tuyển kết hợp kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh

Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) kèm Thông tư số 30/TT-BGD&ĐT, việc tuyển sinh vào lớp 6 Trường THCS Nguyễn Tri Phương vẫn không thay đổi, giữ nguyên phương thức xét tuyển kết hợp kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh.

Giữ nguyên phương thức xét tuyển kết hợp kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh
“Dạy người”

Việc cân bằng “dạy chữ” và “dạy người” theo định hướng phát triển năng lực người học giúp học sinh phát huy những phẩm chất tốt đẹp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

“Dạy người”

TIN MỚI

Return to top