ClockThứ Ba, 22/05/2018 06:15

Học sinh đã “mê” đọc sách

TTH - Với hình thức, đọc xong một quyển sách, các em chia sẻ nội dung và các em còn lại trong lớp đặt câu hỏi tương tác, đang giúp học sinh Phú Lộc bỏ chơi game, mê đọc sách.

Không gian sách thu hút người dân“Giữ lửa” văn hóa đọcMột góc nhìn về sự... đọcNgười trẻ chưa lười đọc sách

Giáo viên hướng dẫn cho học sinh đọc sách theo phương pháp mới

Thay đổi cách đọc

Có mặt tại Trường tiểu học số 1 Lộc Trì (xã Lộc Trì, Phú Lộc) đầu buổi học, chúng tôi được tham gia buổi chia sẻ sách của học sinh nơi đây. Một em học sinh đứng trước lớp và chia sẻ lại các nội dung “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” trong câu chuyện “Học khôn” mà em đã đọc trước đó. Sau khi kể xong, các học sinh khác trong lớp liên tiếp đặt nhiều câu hỏi. Học sinh này lần lượt giải đáp các thắc mắc. Buổi chia sẻ sách kết thúc khi cô giáo tổng kết lại nội dung và ý nghĩa của câu chuyện, cũng là lúc tiếng trống báo hiệu vào các tiết học chính.

Cô giáo Cái Thị Cẩm Hương, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Lộc cho biết, trước đây, cách đọc sách của các em khác hoàn toàn. Mỗi tuần có 1 tiết để các em lên thư viện đọc sách, để kiểm tra, có một quyển nhật ký, sau tiết học các em sẽ tóm tắt lại câu chuyện và viết suy nghĩ về câu chuyện. Gần đây, với sự tài trợ của dự án Zhi-shan, “Tủ sách nhân ái” và nhiều “mạnh thường quân” khác, ngành giáo dục huyện xây dựng được 44 thư viện thân thiện. Đặc biệt, dự án Zhi-shan đã hỗ trợ tập huấn hình thức đọc sách mới kết hợp với chia sẻ sách và tương tác, giúp học sinh tiểu học và THCS trong huyện mê đọc sách trở lại.

Thư viện mới có nhiều đầu sách và các tủ sách được hình thành ngay tại mỗi lớp học, giúp các em được đọc sách khi ra chơi, giờ nghỉ giải lao. Thư viện cũng cho các em mượn sách về nhà đọc. Điều khác biệt là, dù các em đọc ở bất kỳ đâu, nhưng buộc phải chia sẻ nội dung cho các bạn trong lớp. Các trường dành 15 phút đầu giờ để các em chia sẻ, mỗi ngày 1 đến 2 em và luân phiên nhau. Các em còn lại đặt lại câu hỏi tương tác, giúp các em tự tin hơn, buổi chia sẻ cũng vui vẻ, sinh động, nên em nào cũng muốn đọc sách để được chia sẻ.

Ông Hoàng Trọng Thủy, Trưởng Văn phòng dự án tại Zhi-Shan Foundation Taiwan (CI) tại Việt Nam nhận định, xây dựng mô hình đọc sách này, dự án hướng đến hai mục đích cơ bản, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, nhân cách cho học sinh và bồi dưỡng kỹ năng mềm, khả năng quan sát, lắng nghe, tư duy logic. Chưa đầy một học kỳ áp dụng đã thấy hiệu quả, như ở Lộc Trì, qua cách chia sẻ thông tin, chúng tôi thấy được sự tự tin, khả năng tư duy của các em tốt hơn.

Thầy giáo Bùi Khắc Sơn Ca, Hiệu trưởng Trường tiểu học số 1 Lộc Trì, cho hay, từ khi áp dụng mô hình đọc sách mới, qua theo dõi, nhà trường nhận thấy khả năng học tiếng Việt, khả năng đọc của các em cũng tiến bộ hơn rất nhiều so với trước. Qua phản hồi của phụ huynh, khi về nhà, các em học sinh thường xuyên đọc sách. Một số em trước đây thích chơi game hay phim hoạt hình nay cũng chuyển sang đọc sách.

“Phủ sóng” thư viện thân thiện

Ông Hoàng Trọng Thủy thông tin: “Phong trào phát triển đọc sách được chúng tôi thực hiện hơn 10 năm qua trên địa bàn 5 tỉnh miền Trung; trong đó, có Thừa Thiên Huế. Các năm qua, chúng tôi khá đơn độc trong việc phát động các phong trào đọc sách, năm nay có sự đồng hành của nhiều đơn vị, các trường, ngay cả địa phương và quan trọng hơn cả là phụ huynh đã nhìn nhận và đồng hành tích cực. Đó là điều kiện mà trong 200 thư viện thân thiện trong 5 tỉnh miền Trung thì ở Huế chiếm đến 100 thư viện. Chắc chắn trong tương lai gần sẽ phủ sóng thư viện thân thiện trên địa bàn huyện Phú Lộc và tương lai xa hơn một chút, sẽ là các địa bàn còn lại trong tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Cô Cái Thị Cẩm Hương cho biết, điều vui mừng là không chỉ học sinh thích thú với đọc sách mà phụ huynh cũng mong muốn mượn thêm sách để cùng đọc và học với con. Kế hoạch đến năm 2022 tất cả các trường trên địa bàn toàn huyện đều có thư viện thân thiện và áp dụng mô hình đọc sách mới này. Huyện còn hướng đến mở rộng các thư viện cộng đồng tại các xã, thị trấn, để tất cả người dân được đọc sách.

Theo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Lộc, trong lễ phát thưởng năm học 2017-2018, phòng chủ động thay vì tặng tiền mặt cho các em sẽ chuyển sang tặng sách để các em đọc vào dịp hè. Dự kiến, cuối tháng 5/2018 phát động phong trào đọc và chia sẻ sách trên địa bàn toàn huyện.

Bài, ảnh: Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hướng nghiệp thông qua ngày hội "Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam"

Tổ chức cho học sinh chia sẻ về ước mơ, khát vọng; truyền cảm hứng, hướng nghiệp định hướng tương lai và trao quà hỗ trợ cho các em có hoàn cảnh khó khăn là những hoạt động ý nghĩa, thiết thực trong chương trình ngày hội "Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam" do Trường cao đẳng Công nghiệp Huế phối hợp với Trường THCS Thủy Phương (TX.Hương Thủy) tổ chức vào ngày 9/1. Hoạt động nhằm thiết thực kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Học sinh - Sinh viên Việt Nam.

Hướng nghiệp thông qua ngày hội Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam
“Vừa hồng, vừa chuyên"

Với học sinh và sinh viên (HSSV), Ngày truyền thống HSSV (9/1) hàng năm là dịp để ôn lại truyền thống vẻ vang, hào hùng của các thế hệ HSHV trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

“Vừa hồng, vừa chuyên
Áp lực của học sinh từ các cuộc thi

Việc tổ chức các cuộc thi cho học sinh không chỉ giúp nâng cao sự hiểu biết về nhiều lĩnh vực mà còn góp phần giáo dục toàn diện cho các em.

Áp lực của học sinh từ các cuộc thi

TIN MỚI

Return to top