ClockThứ Năm, 07/09/2017 14:05

Đóng cửa trường đại học đào tạo không phù hợp nhu cầu

Có những ngành chúng ta có năng lực đào tạo rất tốt, nhưng thị trường đòi hỏi khác thì phải điều chỉnh thậm chí phải đóng cửa.

Trước thực trạng cơ cấu đào tạo ngành nghề mất cân bằng, chất lượng đào tạo không đảm bảo, dẫn đến nhiều sinh viên ra trường không có việc làm, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ yêu cầu đào tạo đại học trong thời gian tới cần gắn với thị trường lao động.

Nhiều cử nhân giấu bằng để xin làm công nhân (ảnh minh họa)

Năm học 2016-2017, cả nước có 235 trường đại học, học viện, với quy mô đào tạo hơn 1 triệu 700 nghìn sinh viên. Phần lớn sinh viên tập trung theo học các ngành như: Toán và thống kê; Máy tính và công nghệ thông tin; Công nghệ kỹ thuật; Kỹ thuật; Sản xuất chế biến; Kiến trúc và xây dựng, Nông lâm và thủy sản, Thú y, Kinh doanh quản lý, Pháp luật. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiều trường chưa đầu tư dự báo thị trường lao động, nên các ngành đào tạo còn trùng lặp, chồng chéo trên cùng một địa bàn. Việc mở ngành đào tạo chưa gắn với thị trường lao động đã dẫn đến tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu, sinh viên ra trường không tìm được việc làm…

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết trong thời gian qua, nhiều trường đại học mở ngành, xác định chỉ tiêu tuyển sinh chủ yếu dựa vào năng lực đào tạo và nhu cầu của người học… là các nguyên nhân làm cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý và chất lượng đào tạo hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế- xã hội. Trong thời gian tới, giáo dục đại học cần hướng đến thị trường lao động, đào tạo những ngành nghề mà kinh tế- xã hội đang cần.

“Có những ngành chúng ta có năng lực đào tạo rất tốt, nhưng thị trường đòi hỏi khác, chúng ta phải điều chỉnh thậm chí phải đóng cửa, chứ không phải cố gắng đào tạo những gì có thế mạnh. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế thay đổi rất mạnh, có rất nhiều ngành nghề mới chưa có trong tiền lệ. Giáo dục đại học phải nghĩ đến đào tạo nguồn nhân lực cung cấp cho thị trường lao động thì phải nghiên cứu xem thị trường cần những loại lao động gì về số lượng, chủng loại chất lượng để điều chỉnh ngành nghề, và từ đó chúng ta cải tiến về chất lượng” – ông Phùng Xuân Nhạ nói.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

60 tác giả tham gia triển lãm mỹ thuật sinh viên năm 2025

Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên (HSV) Việt Nam (9/1/1950 - 9/1/2025), từ ngày 9/1-18/2, HSV và Đoàn Thanh niên Trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế (ĐHH) tổ chức triển lãm mỹ thuật sinh viên năm 2025.

60 tác giả tham gia triển lãm mỹ thuật sinh viên năm 2025
Ngày hội Sức khoẻ

Chiều 8/1, tại Trường tiểu học Phú Mậu, quận Thuận Hóa, TP. Huế diễn ra “Ngày hội Sức khoẻ” (NHSK) do Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế (ĐHH) tổ chức.

Ngày hội Sức khoẻ
Chính sách tốt để giữ chân người tài

Từ thuở bình minh của lịch sử, các triều đại đầu tiên xây dựng quốc gia độc lập đều mong mỏi, khao khát nhân tài. Tùy theo từng giai đoạn lịch sử mà việc tiến hành lựa chọn nhân tài ra giúp nước được tiến hành theo những cách khác nhau. Ngày nay, việc trọng dụng nhân tài luôn đặt lên hàng đầu.

Chính sách tốt để giữ chân người tài
Đào tạo & giữ chân người tài

Tròn đúng 10 năm sau hội thảo “Thừa Thiên Huế - đất học và tài năng” (12/11/2014), Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế lại mở hội thảo khoa học “Chính sách sử dụng người tài - lịch sử và vấn đề đặt ra” vào ngày 16/11/2024. Vấn đề đặt ra ở đây vẫn là câu chuyện về tài năng và vấn đề sử dụng người tài.

Đào tạo  giữ chân người tài
Triển khai 932 nhiệm vụ khoa học và công nghệ đạt chất lượng cao

Sáng 21/12, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế (ĐHH) tổ chức hội thảo tổng kết khoa học và công nghệ (KHCN) giai đoạn 2019-2024 và xây dựng chiến lược phát triển nhiệm kỳ 2025-2030. Đến dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành liên quan và các nhà khoa học, lãnh đạo Trường đại học Y - Dược, ĐHH.

Triển khai 932 nhiệm vụ khoa học và công nghệ đạt chất lượng cao

TIN MỚI

Return to top