ClockThứ Tư, 13/09/2023 12:28

Thông tin mới nhất về phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Kỳ thi dự kiến gồm 10 môn, trong đó có 4 môn bắt buộc và các môn lựa chọn. Hình thức thi tự luận với môn Ngữ văn và trắc nghiệm với các môn còn lại, tập trung chủ yếu trong chương trình lớp 12.

Cân nhắc kỹ khi đưa lịch sử trở thành môn thi bắt buộcĐại học không phải là con đường duy nhấtĐiểm liệt, đáng sợ nhưng không đáng loHọc sinh 12 cần làm gì trước khi vào đại họcThừa Thiên Huế có 11 cơ sở giáo dục đỗ tốt nghiệp 100%

Học sinh dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông. (Ảnh: Hồng Giang/TTXVN) 

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa có thông báo số 1489/TB-BGDĐT kết luận về dự thảo phương án tổ chức Kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông từ năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông của lứa học sinh đầu tiên học theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.

Theo đó, Bộ trưởng yêu cầu Cục Quản lý chất lượng nghiên cứu để tổ chức kỳ thi hằng năm vào thời điểm sớm hơn hiện nay.

Kỳ thi tổ chức theo môn, gồm các môn học bắt buộc và các môn học lựa chọn trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Tổng số có 10 môn được tổ chức thi, trong đó có 4 môn bắt buộc là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử; các môn lựa chọn gồm: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Công nghệ, Tin học.

Như vậy, kỳ thi dự kiến sẽ không bao gồm các môn lựa chọn còn lại là Âm nhạc, Mỹ thuật, Địa lý.

Bộ trưởng yêu cầu Cục Quản lý chất lượng nghiên cứu, giải trình rõ căn cứ pháp lý, cơ sở thực tiễn, những điểm mới và những khó khăn vướng mắc chủ yếu trong triển khai thực hiện để xem xét, lựa chọn số môn thi của phương án thi.

Hình thức thi như hiện nay là tự luận với môn Ngữ văn và trắc nghiệm với các môn còn lại. Nội dung thi bám sát yêu cầu cần đạt về năng lực và kiến thức chủ yếu của lớp 12 trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, có lộ trình phù hợp để tăng nội dung đánh giá năng lực mỗi năm phù hợp với thời gian học tập theo chương trình mới của học sinh.

Phương thức xét tốt nghiệp vẫn kết hợp giữa kết quả đánh giá quá trình và kết quả thi tốt nghiệp.

Bộ Giáo dục và Đào tạo giao Cục Quản lý chất lượng chủ trì hoàn thiện dự thảo phương án thi đồng thời, tiếp tục xin ý kiến bằng văn bản tới 63 sở giáo dục và đào tạo trên cả nước để có thêm căn cứ hoàn thiện, trình lãnh đạo Bộ để trình Thường trực Chính phủ xem xét, cho phép công bố trong tháng 9./.

Theo Vietnam+
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Vừa hồng, vừa chuyên"

Với học sinh và sinh viên (HSSV), Ngày truyền thống HSSV (9/1) hàng năm là dịp để ôn lại truyền thống vẻ vang, hào hùng của các thế hệ HSHV trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

“Vừa hồng, vừa chuyên
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT

Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở (THCS) và tuyển sinh trung học phổ thông (THPT) do Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành bổ sung những quy định mới nhằm đồng bộ, thống nhất với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Chương trình giáo dục thường xuyên THCS, THPT hiện hành và các quy định về thi, kiểm tra đánh giá có liên quan.

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT
Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học

Đó là mục tiêu của hội thảo “Quảng bá kết quả dự án Phát triển chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Chính sách và Pháp luật Môi trường” (CCP-Law) do Đại học Huế tổ chức sáng 7/1.

Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học
Chăm lo, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

Đã từng đi qua chiến tranh, thấy được giá trị của sự độc lập, tự do, Hội Cựu chiến binh (CCB) trong toàn tỉnh luôn xác định, để khơi dậy truyền thống yêu nước, yêu quê hương cho thế hệ trẻ phải chính bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Chăm lo, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

TIN MỚI

Return to top