ClockThứ Bảy, 12/11/2016 09:48

Kịp thời ngăn chặn học sinh “manh động”

TTH - Đánh nhau để giải quyết mâu thuẫn là lối hành xử kém văn minh trong học đường. Ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh đã có những động thái kịp thời sau những vụ việc đáng tiếc xảy ra.

Tình thương và trách nhiệm

Đến Trường trung học cơ sở (THCS) Trần Phú đúng vào giờ ra chơi, trên sân trường, từng nhóm học sinh (HS) vui đùa. Không ai có thể ngờ, nơi đây từng là địa chỉ đầu tiên của Huế “lên sóng” vì nữ học sinh đánh nhau. Bà Thái Hằng, Hiệu trưởng cho biết, sau vụ việc, nhà trường, gia đình đã bình tĩnh tìm giải pháp, nhấn mạnh việc giữ các em lại với học đường. Chuyện clip 5 cô gái nhỏ lao vào đánh bạn một cánh hung bạo lan truyền trên mạng từng gây sốt với những lời chỉ trích nặng nề. Rất nhiều ý kiến cho rằng, những nữ sinh như thế cần phải có biện pháp nặng, cho tách rời môi trường giáo dục… BGH nhà trường phân tích tình hình và xác định giữ các em lại. Nếu đẩy ra khỏi trường, các em tuột nhanh hơn trên con đường hư hỏng, là công nhận nhà trường bó tay trước HS hư.

Bà Thái Hằng cho biết, sau một loạt biện pháp “nóng” để các em nhận ra lỗi lầm, nhà trường và phụ huynh quyết định sẽ “quản thúc” nhóm trẻ một thời gian. Học chính khoá một buổi, buổi còn lại các em được phụ huynh đưa đến trường, nhà trường phân công giáo viên hướng dẫn các em ôn bài, phụ đạo các môn yếu, các em được sử dụng thư viện để tự học, đọc sách. Từ những học sinh mất căn bản, các cô gái nhỏ dần ấy lại kiến thức và bắt đầu hoà nhập trở lại là một học sinh bình thường. Do hoàn cảnh, 1/5 nữ sinh nghỉ học, 1 em học yếu lưu ban, 3 em còn lại học tốt, riêng Xuân Nhi sức học vào loại khá, em còn là một thành viên tích cực trong các hoạt động của trường, tham gia câu lạc bộ trống của thành phố. Hình ảnh “những hung thần” trường học cũng nhạt dần.

Bà Thái Hằng tâm sự: “Dù nói gì thì khi vụ đáng tiếc xảy ra, nhà trường cũng phải gánh vác trách nhiệm. Sau vụ việc, bên cạnh lo cho nhân thân của 5 em gái, chúng tôi còn phải lo cho HS toàn trường. Chúng tôi kêu gọi HS của trường phải có trách nhiệm chứng minh HS Trần Phú biết sai và sửa sai, dù cái sai đó chỉ là cá biệt. Mỗi giáo viên cũng phải nhận thức trách nhiệm để quan tâm chăm sóc HS, gắn bó với tâm tư nguyện vọng, hiểu tâm sự của các em… để kịp thời giải quyết những xung đột học đường từ khi mới manh nha.

Cảnh báo sớm

Tại Trường THPT Cao Thắng, một địa chỉ khá quen thuộc với những vụ việc đáng tiếc về HS đánh nhau ngoài cổng trường trước đây, ông Ngô Đắc Dũng, Hiệu trưởng cho rằng, khi mang xã hội lan truyền hàng chục clip nữ sinh đánh nhau, cũng có nghĩa nữ sinh là đối tượng bị “kích động” không kém nam. Chính vì thế, chúng tôi quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu gắn với niềm tự hào về học hiệu. Trước hết, cùng các em xoá bỏ mặc cảm “học sinh Cao Thắng” và xây dựng ý thức tự hào về ngôi trường của mình. Bên cạnh việc quan tâm HS nắm bắt các vấn đề có thể nảy sinh mâu thuẫn trong các tập thể, giải quyết các xung đột học đường từ khi mới manh nha, chúng tôi còn yêu cầu giáo viên phải có những động thái khuyến khích, động viên những hành động đẹp kịp thời từ việc học đến biểu hiện hạnh kiểm. Không nhất nhất cái gì cũng “áp khung” kỷ luật. Ông Dũng cho biết, nâng cao chất lượng giáo dục hiệu quả thì hạnh kiểm của học sinh cũng tốt hơn. Gần 2 năm qua,  Trường THPT Cao Thắng không để xảy ra tình trạng HS đánh nhau và tỷ lệ HS bỏ học giảm hẳn. Đây là một thay đổi lớn cho thấy trường đã có nhiều biện pháp hữu hiệu để giữ các em lại môi trường giáo dục. Ngăn ngừa bằng tình thương, trách nhiệm chứ không phải bằng “kỷ luật nặng” là một biện pháp mà Trường THPT Cao Thắng đang áp dụng để xây dựng môi trường giáo dục thân thiện.

Hương Giang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngăn chặn tình trạng lấn chiếm rừng tự nhiên

Mặc dù được sự quan tâm của các cấp, ban ngành nhưng do lợi ích trồng rừng kinh tế khá lớn nên tình trạng phá rừng, lấn chiếm rừng tự nhiên để trồng rừng kinh tế ngày càng diễn biến khá phức tạp.

Ngăn chặn tình trạng lấn chiếm rừng tự nhiên
Hơn 2.000 người chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

Ngày 8/12, tại khuôn viên Hồ Thiền Quang-Phố đi bộ Trần Nhân Tông (trước cổng Công viên Thống Nhất, Hà Nội), hơn 2.000 vận động viên trong nước và quốc tế đã tham giải Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực giới với phụ nữ và trẻ em gái năm 2024, nhằm lan tỏa thông điệp, cam kết chung mạnh mẽ nhằm chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Hơn 2 000 người chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
Thúc đẩy cuộc chiến toàn cầu chống nạn buôn bán trái phép hiện vật văn hóa

Hãng tin UN News ngày 7/12 cập nhật, được hơn 140 quốc gia ủng hộ, trong phiên họp mới nhất diễn ra vào ngày 6/12, Đại hội đồng Liên hợp quốc vừa thông qua nghị quyết thúc đẩy cuộc chiến chống buôn bán trái phép tài sản, hiện vật văn hóa và tạo điều kiện trả lại các hiện vật bị đánh cắp cho quốc gia xuất xứ.

Thúc đẩy cuộc chiến toàn cầu chống nạn buôn bán trái phép hiện vật văn hóa

TIN MỚI

Return to top