ClockThứ Bảy, 28/01/2023 08:03

Hướng đến chất lượng giáo dục toàn diện

TTH - Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế tiếp tục đầu tư trang, thiết bị học tập theo hướng hiện đại, hướng đến chuyển đổi số và tiếp cận phương pháp giảng dạy hiện đại cũng như chú trọng phát triển các khả năng hội nhập như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Trang bị kiến thức về năng suất chất lượng cho giảng viên trường nghềGiám sát chặt việc biên soạn, thẩm định chất lượng, giá sách giáo khoaChính sách để đảm bảo chất lượng chương trình giáo dục mầm non mới

Học sinh TP. Huế tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển toàn diện, tự tin trong giao tiếp

Năm học 2021 - 2022, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nhưng các chương trình trong năm học được thực hiện đúng thời gian, với chất lượng giáo dục (GD) được đảm bảo. Quy mô số lượng trường lớp, học sinh ở các ngành học, cấp học trên địa bàn thành phố được củng cố, duy trì và phát triển với 162 đơn vị trường học. Chất lượng GD toàn diện cho học sinh tiểu học và THCS giữ vững, chất lượng đại trà ngày càng vững chắc. Trong đó, chất lượng học sinh giỏi - học sinh năng khiếu tiếp tục được khẳng định và phát triển. Năm học 2021-2022, toàn thành phố có 1.086 học sinh đạt học sinh giỏi, học sinh năng khiếu cấp thành phố, cấp tỉnh và cấp Quốc gia.

Theo Trưởng phòng GD&ĐT TP. Huế, ông Nguyễn Thuận, với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, trong năm 2022 công tác GD đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh được nâng cao, trong đó chú trọng việc giảng dạy môn GD công dân và lồng ghép GD đạo đức, lối sống cho học sinh thông qua các môn học trên lớp và các hoạt động GD ngoài giờ lên lớp, chuyển dần các hoạt động ngoài giờ lên lớp qua các hoạt động trải nghiệm; tăng cường tổ chức các câu lạc bộ âm nhạc, mỹ thuật, kỹ năng sống trong trường học nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện; hình thành các kỹ năng sống cơ bản để đáp ứng với sự phát triển xã hội và tự chăm sóc, bảo vệ bản thân.

Ngành GD&ĐT thành phố phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế triển khai chương trình GD di sản - văn hóa - nghệ thuật, nhằm nâng cao chất lượng GD lịch sử cho học sinh; phối hợp với Trường đại học Ngoại ngữ xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện vào năm học 2022 - 2023 về nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh cho các đơn vị trường học trực thuộc và đạt những kết quả đáng khích lệ.

Năm 2022, ngành GD&ĐT thành phố có 9 đơn vị trường học được xây dựng cơ bản hoàn thành, đưa vào sử dụng gồm 33 phòng học, các phòng chức năng và nhà đa năng với tổng kinh phí hơn 68 tỷ đồng. Đồng thời, đã hoàn thành dự án đầu tư mua sắm bàn, ghế học sinh và thiết bị dạy học tối thiểu cho 10 đơn vị với tổng kinh phí 4,7 tỷ đồng, gồm 260 bộ bàn ghế học sinh THCS; 546 bộ bàn ghế học sinh tiểu học và 4 bộ thiết bị dạy học, đồ chơi ngoài trời cho các cháu mầm non. Ngoài ra, đã thống nhất danh mục thiết bị và kinh phí đầu tư mua sắm thiết bị lớp 1,2,3 và 6,7 với tổng kinh phí 36 tỷ đồng; bố trí kinh phí mua sắm trang, thiết bị phục vụ chương trình thay sách giáo khoa lớp 1,2 và lớp 6 từ nguồn ngân sách tỉnh bổ sung có mục tiêu năm 2021 với tổng kinh phí 11 tỷ đồng.

Theo lãnh đạo Phòng GD&ĐT TP. Huế, toàn ngành đang tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Đề án phát triển GD&ĐT giai đoạn 2022 -2030 và tầm nhìn đến 2045; Đề án xây dựng nhà vệ sinh; tăng cường các nguồn lực đầu tư cho GD&ĐT thành phố. Trong đó, triển khai hiệu quả Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình GD mầm non và GD phổ thông giai đoạn 2017 - 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tiếp tục thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong ngành GD giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Nhiệm vụ quan trọng nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học đó là nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ quản lý ngành GD&ĐT, tăng cường công tác thanh tra; ngăn chặn, xử lý nghiêm những tiêu cực trong quản lý ngân sách, tài sản công... Đồng thời, thực hiện nghiêm các văn bản quy định về thi, kiểm tra đánh giá chất lượng GD, đánh giá và kiểm định chất lượng GD; triển khai hiệu quả lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở giai đoạn 1 và kế hoạch thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở năm 2023 của UBND thành phố.

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hướng nghiệp thông qua ngày hội "Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam"

Tổ chức cho học sinh chia sẻ về ước mơ, khát vọng; truyền cảm hứng, hướng nghiệp định hướng tương lai và trao quà hỗ trợ cho các em có hoàn cảnh khó khăn là những hoạt động ý nghĩa, thiết thực trong chương trình ngày hội "Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam" do Trường cao đẳng Công nghiệp Huế phối hợp với Trường THCS Thủy Phương (TX.Hương Thủy) tổ chức vào ngày 9/1. Hoạt động nhằm thiết thực kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Học sinh - Sinh viên Việt Nam.

Hướng nghiệp thông qua ngày hội Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam
“Vừa hồng, vừa chuyên"

Với học sinh và sinh viên (HSSV), Ngày truyền thống HSSV (9/1) hàng năm là dịp để ôn lại truyền thống vẻ vang, hào hùng của các thế hệ HSHV trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

“Vừa hồng, vừa chuyên
Áp lực của học sinh từ các cuộc thi

Việc tổ chức các cuộc thi cho học sinh không chỉ giúp nâng cao sự hiểu biết về nhiều lĩnh vực mà còn góp phần giáo dục toàn diện cho các em.

Áp lực của học sinh từ các cuộc thi
Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học

Đó là mục tiêu của hội thảo “Quảng bá kết quả dự án Phát triển chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Chính sách và Pháp luật Môi trường” (CCP-Law) do Đại học Huế tổ chức sáng 7/1.

Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học

TIN MỚI

Return to top