ClockThứ Sáu, 16/12/2022 18:04

Giám sát chặt việc biên soạn, thẩm định chất lượng, giá sách giáo khoa

TTH.VN - Đó là đề xuất đáng chú ý của Sở Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) tại cuộc giám sát “Việc thực hiện Nghị quyết số 88 và Nghị quyết số 51 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” (SGK GDPT) với Đoàn Giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh do Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu làm trưởng đoàn, diễn ra sáng 15/12.

TP. Huế cần quan tâm vấn đề thiếu biên chế giáo viênHỗ trợ giáo viên tăng thu nhập để ổn định công tácBố trí nguồn lực hợp lý, tăng cường cơ sở vật chất cho trường họcGiám sát về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thôngTăng giá sách giáo khoa, học sinh nghèo, vùng khó sẽ ra sao?Sách giáo khoa mới vẫn còn hạn chế“Nóng” chuyện sách giáo khoa đầu năm học mới

Phó trưởng đoàn ĐBQH, Trưởng đoàn giám sát Nguyễn Thị Sửu phát biểu tại buổi giám sát   

Theo Giám đốc Sở GD&ĐT Nguyễn Tân, thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, Sở đã kịp thời tham mưu UBND tỉnh ban hành Tiêu chí lựa chọn SGK, thành lập các Hội đồng lựa chọn SGK theo quy định; ban hành các kế hoạch, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các Phòng GD&ĐT, cơ sở giáo dục thực hiện các quy trình lựa chọn SGK.

Tất cả danh mục SGK được Bộ GD&ĐT phê duyệt đều được giới thiệu đến các cơ sở giáo dục, các thành viên Hội đồng lựa chọn trước khi tổ chức lựa chọn.

Cán bộ quản lý, giáo viên tham gia lựa chọn SGK ở cơ sở có năng lực, tinh thần trách nhiệm; Hội đồng lựa chọn SGK cấp tỉnh thực hiện đúng quy trình.

Các Hội đồng lựa chọn SGK đã lựa chọn SGK phù hợp với tiêu chí lựa chọn sách của UBND tỉnh, đảm bảo cho việc tổ chức dạy học và đặc điểm kinh tế của địa phương. Đồng thời, tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, tư vấn các cơ sở GDPT trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường và triển khai linh hoạt, phù hợp thực tế địa phương, đúng theo tin thần chương trình mới và đã đạt được hiệu quả nhất định trong năm học vừa qua.

Sở GD&ĐT đề xuất giải pháp chỉ đạo chặt chẽ trong việc biên soạn SGK, thẩm định sách, thẩm định giá sách đúng theo quy định của pháp luật; thường xuyên kiểm tra tổ chức thực hiện.

Ban hành các chính sách đặc thù cho học sinh khó khăn, hộ nghèo. Trong đó ưu tiên về đầu tư kinh phí để thực hiện đổi mới chương trình, SGK mới. Đồng thời, có chính sách đảm bảo quyền lợi để giáo viên an tâm công tác, thực hiện thành công chương trình.

Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng đoàn Giám sát Nguyễn Thị Sửu đề nghị, các ngành chức năng tiếp tục tuyên truyền thành tựu chủ trương đổi mới giáo dục đào tạo của Đảng, Nhà nước để người dân hiểu và đồng thuận; đồng thời, quan tâm có giải pháp cho vấn đề giải quyết nguồn lực cho sửa chữa, xây dựng cơ sở vật chất; vấn đề thiếu biên chế giáo viên; kiểm tra giám sát quá trình mua sắm tài sản, trang thiết bị giáo dục; giám sát việc xã hội hóa trong trong đổi mới chương trình giáo dục, SGK…

Tin, ảnh: THÁI BÌNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Vừa hồng, vừa chuyên"

Với học sinh và sinh viên (HSSV), Ngày truyền thống HSSV (9/1) hàng năm là dịp để ôn lại truyền thống vẻ vang, hào hùng của các thế hệ HSHV trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

“Vừa hồng, vừa chuyên
Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học

Đó là mục tiêu của hội thảo “Quảng bá kết quả dự án Phát triển chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Chính sách và Pháp luật Môi trường” (CCP-Law) do Đại học Huế tổ chức sáng 7/1.

Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học
APEC 2025: Ưu tiên kết nối, đổi mới, thịnh vượng

Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với những thách thức như biến đổi khí hậu, chuyển đổi số và bất ổn kinh tế toàn cầu, Hàn Quốc vừa công bố tầm nhìn và các ưu tiên trong năm Chủ tịch Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2025.

APEC 2025 Ưu tiên kết nối, đổi mới, thịnh vượng

TIN MỚI

Return to top