ClockThứ Tư, 20/11/2024 11:28

Chuyện về những giáo viên không cầm phấn

TTH - Thật ngạc nhiên và cảm động khi chứng kiến một lớp học không cần bảng đen, những giáo viên dạy trẻ khiếm thị chỉ bằng tiếng gõ lạch cạch, cái sờ tay và bằng cả trái tim yêu thương.

Tuyển dụng 10 giáo viên cho Trường THPT chuyên Quốc Học - HuếThầy giáo Lê Tấn Nhất đạt giải thưởng “Cánh én hồng” năm 2024Trò đến lớp, thầy vui!

 Cô Nguyễn Thị Tuyết Quỳnh dạy học trò đánh vần chữ braille

Trước khi các em học hòa nhập ở các trường phổ thông đều phải vào Trung tâm Giáo dục hướng nghiệp (GD-HN) trẻ em mù. Có em khi đến đây còn rất bé, có em khóc cả tháng, có em ngồi im cả ngày như vô cảm. Thế nên, giáo viên vừa dạy, vừa dỗ. Dạy được các em có kỹ năng cơ bản, như tự phục vụ cũng phải mất thời gian dài. Trong mắt bọn trẻ, giáo viên ở Trung tâm GD-HN trẻ em mù không đơn thuần là dạy chữ, mà là người bạn, người mẹ luôn yêu thương, chia sẻ khi các em cần.

Khó khăn ban đầu mà giáo viên phải đối diện đó là hướng dẫn các em sờ được sách giáo khoa (chữ nổi), sờ chữ, hình, tìm bài học. Học sinh khiếm thị cần rèn luyện xúc giác để sờ được chữ, có tư duy tưởng tượng tốt mới sờ được hình. Song với nhiều em, việc rèn kỹ năng sờ chấm chữ khó khăn vô cùng, bởi khả năng xúc giác của các em không tốt. Theo cô giáo Nguyễn Ngọc Dung, giáo viên phải giúp các em sử dụng tối đa các chức năng còn lại để kích thích việc học hành, giúp trẻ phát triển tư duy và khả năng sáng tạo như những trẻ bình thường khác. Thế nên, dạy học sinh khiếm thị quan trọng nhất đòi hỏi giáo viên phải có tính kiên trì để rèn luyện từng kỹ năng nhỏ nhất như sờ đọc, viết, nghe, di chuyển… cho học trò.

Cô Nguyễn Thị Tuyết Quỳnh cho biết, trẻ khiếm thị không chỉ bị các vấn đề về mắt mà còn có các tật về vận động, nhận thức, thính giác, thậm chí là cả chứng bệnh tự kỷ. Khó khăn nhất khi giảng dạy cho học sinh khiếm thị là các em ở nhiều độ tuổi khác nhau, nhận thức không đồng đều nên không dễ truyền đạt bài giảng để trò hiểu ngay. Dạy học sinh khiếm thị đòi hỏi người dạy phải kiên trì, nhẫn nại, biết cảm thông, yêu thương để lựa chọn những cách giảng giải dễ hiểu nhất. Việc sáng tạo, linh hoạt trong dạy học sẽ nảy sinh từ quá trình dạy học thực tế chứ không trên lý thuyết.

Khó khăn nhất của giáo viên khi dạy chữ braille trong thời gian dài là thiếu sách giáo khoa trong Chương trình GDPT mới. Các em chủ yếu học thông qua việc giảng dạy, tóm lược kiến thức của cô giáo khi lên lớp. Trong khi đó, số lượng sách chữ nổi hiện nay trên thị trường hầu như không có, chỉ một số trường chuyên biệt có quy mô học sinh lớn mới chuyển đổi phục vụ cho học sinh của mình. Trong khi đó, chương trình GDPT 2018 sử dụng rất nhiều hình ảnh, đối với học sinh khiếm thị, việc chọn hình ảnh để chuyển sang hình nổi rất quan trọng vì giúp học sinh tiếp thu bài được tốt hơn. Những khó khăn đó làm cho những người thầy ở đây vất vả nhiều hơn...

Lớp học đặc biệt với những học trò đặc biệt, hạnh phúc của những giáo viên không cầm phấn, không đứng trên bục giảng đơn giản chỉ là học sinh biết vâng lời, tiến bộ và gần 30 em tự bước vào đời hòa nhập với cộng đồng, trở thành người có ích…

Bài, ảnh: An Nhiên
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Luật Nhà giáo & sự mong chờ của giáo viên

Dự thảo Luật Nhà giáo với những chính sách mới, đột phá để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo nhận được sự quan tâm của đông đảo giáo viên. Những chính sách tốt hơn dành cho nhà giáo là động lực để họ yên tâm công tác, cống hiến với nghề.

Luật Nhà giáo  sự mong chờ của giáo viên
Nâng cao chất lượng dạy tiếng Pháp ở cấp tiểu học

Từ ngày 27-29/11 tại TP. Huế, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam và Trung tâm Pháp ngữ Châu Á - Thái Bình Dương tổ chức hội nghị tập huấn cho giáo viên tiếng Pháp cấp tiểu học.

Nâng cao chất lượng dạy tiếng Pháp ở cấp tiểu học

TIN MỚI

Return to top