ClockThứ Hai, 01/05/2023 22:49

Thuyền hoa lung linh "Tri ân dòng Hương"

TTH.VN - Tối 1/5, tại sân khấu giáp bờ sông Hương – Cầu gỗ lim-đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu diễn ra chương trình nghệ thuật “Tri ân dòng Hương” với nhiều tiết mục văn nghệ và biểu diễn thuyền hoa.

Đạp xe, nhặt rác, quảng bá vẻ đẹp dòng HươngTôn vinh, quảng bá ẩm thực HuếPhát triển kinh tế từ làng nghềKhai mạc “Không gian triển lãm thiết kế sáng tạo thủ công”

leftcenterrightdel
 Toàn cảnh thuyền hoa trên sông Hương

Sông Hương không chỉ là một thực thể địa lý mà còn được ví như một viên ngọc quý tạo hóa đã ban tặng cho xứ Huế. Việc gìn giữ, trân trọng, ứng xử nhân văn và tri ân dòng Hương là điều mà những người sống trong sự nuôi dưỡng của dòng sông cần khắc ghi.

Theo ban tổ chức, chương trình văn nghệ gồm những ca khúc viết về sông Hương và những ca khúc về Huế. Thông qua chương trình nghệ thuật giúp công chúng hiểu hơn về  sông Hương, từ đó có ý thức hơn trong việc gìn giữ nét đẹp của dòng sông.

Tiếp đó, 36 thuyền hoa thuộc các phường, xã của TP. Huế lung linh sắc màu, ánh sáng chạy trên sông Hương di chuyển giữa cầu Trường Tiền và Phú Xuân, lên hướng cầu Dã Viên rồi vòng về khu vực trung tâm.

Để có những chiếc thuyền hoa đẹp, nhiều đơn vị đã đầu tư bài bản cho phần thiết kế, trang hoàng thuyền mang bản sắc từng địa phương.

Ông Huỳnh Bảo, Phó Chủ tịch UBND xã Hải Dương cho hay: “Chúng tôi lên ý tưởng, thiết kế hình ảnh mang tính đặc trưng với những sản vật biển - nguồn lợi nuôi sống ngư dân. Tất cả biểu tượng thực hiện bằng hình ảnh 3D bắt mắt. Thuyền hoa Hải Dương trang trí lấy hình ảnh cá ngừ vây xanh dài 2,5m làm chủ đạo. Đơn vị đầu tư 15 triệu đồng, dùng 250 bộ đèn led tạo nhiều hiệu ứng để huyền hoa thêm lộng lẫy”.

Hoạt động thuyền hoa thu hút hàng ngàn người dân quan khách hai bên bờ sông.

Cùng Thừa Thiên Huế Online ngắm nhìn “Tri ân dòng Hương”:

leftcenterrightdel
 Khu vực giữa cầu Trường Tiền và Phú Xuân được tô điểm sắc màu thuyền hoa
leftcenterrightdel
 Thuyền của xã Hải Dương mang bản sắc vùng biển 
leftcenterrightdel
 Khu vực trung tâm sân khấu là chiếc thuyền mang hình ảnh phong cảnh thiên nhiên cùng bảng tên chương trình
leftcenterrightdel
 Sân khấu đêm nhạc biểu diễn trên phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu
leftcenterrightdel
 Một chiếc thuyền trang trí đèn led tạo nên sắc màu lung linh khi di chuyển
leftcenterrightdel
 Nhiều người đến ghi hình, phát trực tiếp hoạt động trên mạng xã hội
leftcenterrightdel
 Từ góc nhìn phố đi bộ, người qua về tấp nập 
leftcenterrightdel
 Biển người thưởng lãm thuyền hoa trên sông  
leftcenterrightdel
 Hai du khách nước ngoài "săn ảnh" đêm hội "Tri ân dòng Hương"
leftcenterrightdel
Gần 2.000 hoa đăng được thả xuống sông Hương với mong ước hòa bình, hạnh phúc 
leftcenterrightdel
 Clip thuyền hoa trên sông trong đêm "Tri ân dòng Hương"   
GIANG -THẮNG (Thực hiện)
ĐÁNH GIÁ
4.3
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

60 tác giả tham gia triển lãm mỹ thuật sinh viên năm 2025

Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên (HSV) Việt Nam (9/1/1950 - 9/1/2025), từ ngày 9/1-18/2, HSV và Đoàn Thanh niên Trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế (ĐHH) tổ chức triển lãm mỹ thuật sinh viên năm 2025.

60 tác giả tham gia triển lãm mỹ thuật sinh viên năm 2025
“Đò anh Đới...”

Sau nhiều lần dự định đến thăm người chủ đò đầu tiên chở du khách nghe ca Huế trên sông Hương, hôm nay tôi đã được diện kiến. Người chủ đò tên Đới năm xưa gắn liền với cái bảng hiệu có một không hai treo trên chiếc đò của mình: "Đò anh Đới - Đời anh đó". Ngôi nhà của ông Đới sát bờ sông Hương, gần khu vực cồn Hến, nhìn sang là cầu Phú Lưu nối với con đường mang tên Ưng Bình - một hoàng tộc Triều Nguyễn, nhà thơ và là soạn giả ca Huế nổi tiếng.

“Đò anh Đới  ”
Háo hức chờ… đếm ngược

Thời tiết đẹp, trời lạnh nhưng không mưa nên hàng ngàn người dân, du khách đã có mặt từ rất sớm để chờ đợi được hòa mình vào chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2025. Sự háo hức của hàng ngàn khán giả hơn hẳn mọi năm bởi đây cũng là thời điểm họ sẽ đếm ngược đến giây phút Huế chính thức là thành phố trực thuộc Trung ương.

Háo hức chờ… đếm ngược
"Đại sư phụ" nghệ thuật nhà mồ

Người Cơ Tu tại huyện Nam Đông luôn tự hào về lớp nghệ nhân tài hoa, những người vẫn giữ ngọn lửa đam mê với nghề điêu khắc nhà mồ. Ông Phạm Xuân Tin (thôn 4, xã Thượng Long) được xem là “đại sư phụ” của nghệ thuật này.

Đại sư phụ nghệ thuật nhà mồ

TIN MỚI

Return to top