ClockThứ Sáu, 05/05/2023 06:16

Festival Nghề truyền thống Huế 2023: Sôi động, ý nghĩa và hiệu quả

TTH - Sau 8 ngày đêm diễn ra với nhiều chương trình, hoạt động ý nghĩa và sôi động, tối nay (5/5), Festival Nghề truyền thống (NTT) Huế 2023 chính thức bế mạc, hẹn gặp lại du khách và người dân tại Festival NTT Huế 2025.

Đoàn cà kheo Namur: Chúng tôi sẵn sàng quay lại Huế biểu diễn Chen chân không lọt khi về “Chợ quê ngày hội”Lễ hội ẩm thực “Tinh hoa nghề bún” thu hút 45 nghìn lượt khách

leftcenterrightdel

UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu (bìa trái) và Chủ tịch UBND TP. Huế Võ Lê Nhật (bìa phải) tham quan gian hàng nón lá tại không gian nghề 

Quấy động phố phường

Kéo dài từ 28/4 đến hết ngày 5/5, Festival NTT Huế 2023 quy tụ 21 chương trình và hoạt động chính trải dài từ các khu vực trung tâm thành phố đến các vùng lân cận. Các không gian tổ chức chính như đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, Trung tâm Văn hóa làng nghề, Bảo tàng Mỹ thuật… hay các công viên: Tứ Tượng, Phan Bội Châu, Thương Bạc…, các tuyến phố trở nên náo nhiệt và đông đúc. Hàng ngàn lượt khách đã đến thưởng thức các chương trình, cùng tham gia trải nghiệm nghề với các nghệ nhân, mua sắm các sản phẩm của 69 làng nghề tiêu biểu trong cả nước và thưởng thức ẩm thực tại lễ hội ẩm thực “Tinh hoa nghề bún”.

Theo chị Trần Thu Hà, du khách đến từ TP. Hồ Chí Minh, Festival NTT Huế kỳ này trùng với dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 nên du khách đến Huế vừa được tham dự các chương trình lễ hội, vừa mua sắm sản phẩm lưu niệm và tham quan các danh lam thắng cảnh ở Huế nên tiết kiệm được thời gian. Không khí ở thành phố những ngày qua thật rộn ràng, sôi động và có rất nhiều địa điểm để “check-in”.

leftcenterrightdel
 Thao diễn nghề dệt vải tại không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm, tôn vinh nghệ nhân và làng nghề

Tại Festival NTT Huế 2023, không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm, tôn vinh nghệ nhân và làng nghề; không gian ẩm thực đặc sản Huế được xem là điểm nhấn ấn tượng và thu hút nhiều du khách. Tại đây, Ban Tổ chức tạo hình theo nghệ thuật sắp đặt thành nhiều không gian mang tính nghệ thuật cao, gồm: không gian công viên Phan Bội Châu với sản phẩm mây tre đan, đệm bàng, diều, nón lá, hoa giấy và trúc chỉ; không gian công viên Tứ Tượng với sản phẩm dệt; không gian phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu với sản phẩm áo dài, gốm, mộc mỹ nghệ...; không gian đường Bà Huyện Thanh Quan với sản phẩm mè xửng, dầu tràm....

Mỗi không gian là một câu chuyện về nghề, giới thiệu những sản phẩm thủ công truyền thống mang dấu ấn Việt. Trong suốt 8 ngày đêm diễn ra đã thu hút hơn 300 ngàn lượt người tham quan mua sắm; tổng doanh thu và tổng đơn hàng của các cơ sở nghề đạt hơn 15 tỷ đồng, tăng 35% so với Festival NTT Huế 2019. Một số đơn vị có doanh thu cao như Công ty TNHH MTV Huế Xuân - Lê Gia 4,8 tỷ đồng, Cơ sở điêu khắc mộc mỹ nghệ Thái Vinh 400 triệu đồng, hộ kinh doanh Trương Đình Phương 200 triệu đồng...

Chủ Cơ sở điêu khắc mộc mỹ nghệ Thái Vinh, nghệ nhân Phùng Hữu Thái cho biết, tham gia trưng bày tại Festival NTT Huế thực sự là cơ hội lớn để quảng bá và tìm kiếm các hợp đồng kinh tế. Ngoài doanh số bán hàng trong những ngày vừa qua cơ sở đã ký kết được một số hợp đồng, trao đổi hàng hóa với các đối tác trong nghề góp phần nâng cao tay nghề, tiếp tục tạo ra nhiều mẫu mã mới đáp ứng nhu cầu thị trường.

leftcenterrightdel
 Dệt zèng A Lưới

Hướng đến sự chuyên nghiệp

Không gian lễ hội ẩm thực “Tinh hoa nghề Bún” cũng là điểm dừng chân của du khách vừa tham quan, vừa thưởng thức ẩm thực. Trong 4 ngày đêm diễn ra, lễ hội đã thu hút hơn 45 ngàn lượt khách đến tham quan, trải nghiệm, mua sắm và thưởng thức ẩm thực, doanh thu hơn 5 tỷ đồng. Ngoài ra, các chương trình lần đầu tiên tổ chức như "Tri ân dòng Hương", triển lãm gốm, biểu diễn cà kheo... cũng tạo nên sự sôi động và ý nghĩa phục vụ du khách.

Festival NTT Huế 2023 còn hướng đến sự sáng tạo, đổi mới, đó là tổ chức Không gian triển lãm “Thiết kế Sáng tạo thủ công” tại Trung tâm Văn hóa Làng nghề Huế với sự tham gia của 22 đơn vị, tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh; các talkshow với sự tham gia của các chuyên gia nổi tiếng. Đặc biệt, kỳ Festival NTT năm nay đã xác lập được 4 kỷ lục Việt Nam, gồm: sản phẩm “Tượng thập bát la hán gỗ mít nguyên cây to nhất Việt Nam” của nghệ nhân Phùng Hữu Thái đặt tại đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, sản phẩm “Nón lá Sen to nhất Việt Nam” của hoạ sĩ Nguyễn Thanh Thảo đặt tại công viên Phan Bội Châu, sản phẩm “Cổng Rường Tam quan kiểu Triều đình Huế” của hộ kinh doanh Lê Đắc Nguyên Xuân đặt tại công viên Tứ Tượng và món “Bún xào thập cẩm kiểu Huế phục vụ 1.000 người ăn một lần tại chỗ” tại công viên Thương Bạc.

Chủ tịch UBND TP. Huế, Trưởng ban tổ chức Festival NTT Huế 2023, ông Võ Lê Nhật khẳng định, kỳ lễ hội này đã lan tỏa được sự thích thú, tự hào của người dân Huế. Qua đó, giới thiệu và quảng bá nghề truyền thống Huế, con người Huế và hình ảnh Huế đến bạn bè, du khách gần xa, góp phần kích cầu du lịch và tất cả các lĩnh vực khác trên địa bàn. Lễ hội đang từng bước hướng đến tính quốc tế, với sự tham gia của các nghề thủ công truyền thống nổi tiếng đến từ một số quốc gia trên thế giới, thông qua mối quan hệ hợp tác hữu nghị mà Huế với uy tín của mình đã thiết lập. Trong đó, có 37 nghệ nhân của 6 thành phố có quan hệ kết nghĩa, hợp tác với Huế đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản tham dự. Đặc biệt, có sự tham gia của các đoàn biểu diễn nghệ thuật: Cà kheo (Bỉ), nhạc cụ truyền thống, biểu diễn K-Pop, biểu diễn võ thuật nhảy đương đại Taekwondo, trình diễn Hàn phục và hát Diễn Xướng (Hàn Quốc).

Bài, ảnh: THANH HƯƠNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chăm lo, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

Đã từng đi qua chiến tranh, thấy được giá trị của sự độc lập, tự do, Hội Cựu chiến binh (CCB) trong toàn tỉnh luôn xác định, để khơi dậy truyền thống yêu nước, yêu quê hương cho thế hệ trẻ phải chính bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Chăm lo, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ
Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Gặp mặt cán bộ cao cấp quân đội qua các thời kỳ

Ngày 18/12, UBND tỉnh tổ chức lễ gặp mặt cán bộ cao cấp Quân đội qua các thời kỳ nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/2024). Tham dự có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Gặp mặt cán bộ cao cấp quân đội qua các thời kỳ

TIN MỚI

Return to top