ClockThứ Sáu, 16/12/2022 15:20

Tìm giải pháp khai thác thị trường khách du lịch vùng Vịnh

TTH.VN - Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) được xác định là thị trường tiềm năng của du lịch Huế, đặc biệt là khi ngành du lịch Việt Nam đang đẩy mạnh khai thác dòng khách này.

Du khách Hàn Quốc được kỳ vọng đóng vai trò trung tâm trong nỗ lực phục hồi du lịch Việt NamKhởi công xây dựng cầu A Pắt 1Kết nối thị trường du lịch Huế-MalaysiaHàn Quốc công bố Kế hoạch xúc tiến du lịch, đề ra 4 mục tiêuVietnam Airlines Group tiếp tục tăng chuyến bay phục vụ Tết Quý Mão 2023Xây dựng “Huế - Kinh đô áo dài”: Còn nhiều việc phải làm

Hiện nhiều thị trường khách theo Hồi giáo đã đến Huế du lịch

Thị trường tiềm năng

“Hợp tác du lịch Việt Nam – GCC: Tiềm năng và triển vọng” là chủ đề của hội nghị do Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại TP. Hà Nội trong ngày 15/12. Ngành du lịch Thừa Thiên Huế tham gia quảng bá tại hội nghị và có những kết nối ban đầu để tiến đến khai thác thị trường khách tiềm năng này trong thời gian đến.

Đánh giá từ Tổng cục Du lịch, các nước Hội đồng hợp tác vùng Vịnh là thị trường khách du lịch tiềm năng của Việt Nam. Du khách đến từ khu vực này có sở thích đi du lịch nước ngoài, cư trú dài ngày, có mức chi tiêu cao. Vì vậy, Việt Nam nói chung và các địa phương trong cả nước có nhiều tiềm năng để thúc đẩy hợp tác về du lịch với các quốc gia GCC.

Thời gian qua, kết quả hợp tác du lịch giữa hai bên thời gian qua còn khiêm tốn, chưa khai thác hết tiềm năng của mỗi bên. Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, nơi mà xung quanh nhiều quốc gia có số lượng người Hồi giáo đông nhất thế giới, nhưng khách du lịch đến từ các nước Trung Đông nói chung và vùng GCC chiếm tỷ lệ rất thấp.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 được kiểm soát; Chính phủ Việt Nam đã và đang triển khai nhiều biện pháp để phục hồi ngành du lịch và thu hút khách quốc tế; Bộ Ngoại giao triển khai thực hiện nhiều giải pháp hợp tác quốc tế mới để cụ thể hóa các chỉ đạo của Chính phủ và Chỉ thị 15-CT/TW của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế. Đây là thời điểm đánh dấu sự khởi động cho việc thúc đẩy hợp tác du lịch giữa Việt Nam và vùng GCC.

Tại hội nghị, các địa phương trong cả nước; trong đó có Thừa Thiên Huế cùng nắm bắt các nhu cầu chung của thị trường vùng GCC; khả năng đáp ứng nhu cầu hiện nay của các địa phương để có định hướng mới; tiếp cận và có sự phối hợp đa phương qua hình thức trao đổi ngoại giao, văn hóa, thương mại, đầu tư kết hợp du lịch để có cơ sở phát triển đối lưu phù hợp; xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch phù hợp cho du khách GCC tại Việt Nam; kết nối hợp tác giữa các doanh nghiệp lữ hành hai bên và với các địa phương; tăng cường hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam và các đối tác ở Đông Nam Á, Nam Á trong việc xây dựng chương trình du lịch chung dành cho du khách GCC.

Thời gian đến, Huế sẽ bước đầu khai thác khách vùng GCC bằng giao lưu văn hóa (Ảnh một đoàn nghệ thuật quốc tế đến tham gia biểu diễn tại Festival Huế)

Cơ hội mới cho du lịch Cố đô

Các đại biểu tham gia hội nghị cho biết, trước đây, khi đi xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam tại khu vực Trung Đông, du khách ở các nước này tỏ ra ngạc nhiên, như Việt Nam nằm ở đâu? Có chỗ nào đi chơi? Có những gì hấp dẫn?...

Theo Tổng cục Du lịch, dù còn mới mẻ đối với khách vùng GCC, song đây là thời điểm thích hợp để Việt Nam và các nước GCC cùng nhau hợp tác, hỗ trợ thúc đẩy phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh du lịch cho nhau. Bước chuyển động rõ nét là các hãng hàng không, doanh nghiệp du lịch cũng đã có những dự định mở rộng thị trường, mở thêm đường bay đến các nước Trung Đông thời gian qua. Chính phủ đang có nhiều chính sách mới để hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy trao đổi khách giữa hai bên bằng các chính sách cụ thể, càng giúp hợp tác có tính khả thi cao.

Riêng đối với việc khai thác thị trường vùng GCC đến Thừa Thiên Huế, ông Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc Sở Du lịch cho biết, tuy chưa có thực lực mạnh về các cơ sở dịch vụ lưu trú và nhà hàng cao cấp; khí hậu và bãi biển đẹp quanh năm để thu hút ngay thị trường này, nhưng Huế có tiềm năng về tổ chức giao lưu văn hóa, nghệ thuật thông qua các hoạt động của Festival Huế. Đây là một trong những dòng sản phẩm chủ lực của Việt Nam để khai thác dòng khách đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch định hướng. Thời gian đến, Tổng cục Du lịch sẽ hỗ trợ Huế mời các đoàn nghệ thuật của các nước này đến Huế tham gia một số sự kiện, hay cử đoàn nghệ thuật ở Huế sang tham dự các sự kiện ở vùng GCC; qua đó quảng bá hình ảnh, điểm đến và sản phẩm của Huế đến thị trường này hiệu quả hơn.

“Trước mắt, ngành du lịch Huế sẽ phối hợp chặt chẽ với Đà Nẵng và Quảng Nam để khai thác chung tour trải nghiệm 3 địa phương đối với dòng khách vùng GCC, vì hiện đã có chuyến bay thẳng từ Đà Nẵng đến từ Qatar và ngược lại. Riêng với Huế, sẽ có những đầu tư mới về dịch vụ đáp ứng nhu cầu, nguyên tắc văn hóa Halal đặc trưng của vùng vùng GCC. Bên cạnh đó, ngành du lịch sẽ có thêm các giải pháp để thu hút đầu tư từ thị trường này, bởi nơi đây quy tụ giới nhà giàu của cả thế giới”, ông Nguyễn Văn Phúc thông tin.

Được biết, sau hội nghị này, quản lý ngành du lịch Cố đô sẽ làm việc với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh, để có những giải pháp mang tính đón đầu, tiến đến khai thác dòng khách này trong thời gian ngắn nhất.

Hội đồng các nước vùng Vịnh (GCC) có 6 nước, gồm: Arab Saudi, UAE, Oman, Qatar, Kuwait và Bahrain, có dân số 54 triệu người và tổng thu nhập mỗi năm hơn 3.464 tỷ USD.

Bài, ảnh: ĐỨC QUANG – ANH TUẤN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Cầu nối thị trường lao động

Sàn giao dịch việc làm của Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) thành phố Huế hoạt động định kỳ và thường xuyên theo hình thức trực tiếp, trực tuyến đã giúp kết nối nhu cầu của người tìm việc và việc tìm người hiệu quả, minh bạch.

Cầu nối thị trường lao động
Người dân tập trung cập nhật sinh trắc học trong ngày làm việc đầu năm

Dù đã có nhiều thông báo về việc cập nhật sinh trắc học trước thời điểm 1/1/2025 để đảm bảo không bị dừng các giao dịch thanh toán trực tuyến, tuy nhiên, nhiều người dân vẫn chưa cập nhật sinh trắc học cho tài khoản ngân hàng điện tử. Vì thế trong ngày làm việc đầu tiên của năm 2025, các ngân hàng đều đón một lượng khách hàng đến cập nhật thông tin sinh trắc học rất đông

Người dân tập trung cập nhật sinh trắc học trong ngày làm việc đầu năm

TIN MỚI

Return to top