ClockThứ Ba, 13/12/2022 13:30

Xây dựng “Huế - Kinh đô áo dài”: Còn nhiều việc phải làm

TTH - Để Huế trở thành “Kinh đô áo dài”, có nhiều tiêu chí cần thực hiện; trong đó, Huế phải là trung tâm may áo dài của cả nước và có nhiều hơn các cơ sở kinh doanh đáp ứng được các nhu cầu may, mua sắm của du khách.

Xây dựng Huế thành kinh đô áo dàiPhê duyệt đề cương đề án “Huế - Kinh đô Áo dài”

Áo dài dần đi vào đời sống ở Huế một cách sâu rộng hơn

Xây dựng Huế thành “Kinh đô áo dài” là điều vô cùng cần thiết. Bởi lẽ một điều ai cũng có thể nhận thấy, đó là cơ sở để một di sản văn hóa truyền thống như áo dài đi vào cuộc sống đương đại một cách sâu rộng. Còn hơn thế, việc phát huy các khía cạnh từ nghệ thuật trình diễn, phục vụ đời sống, kinh doanh may áo dài, khai thác du lịch… còn hướng đến phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Tại các diễn đàn, lãnh đạo tỉnh đã nhiều lần nhấn mạnh, việc triển khai và thực hiện có hiệu quả “Huế - Kinh đô áo dài” là bước đi phù hợp với xu hướng, có tính điển hình về việc đóng góp của “công nghiệp văn hóa” cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh nhà. Điều này cũng phù hợp với chủ trương phát triển dựa trên nền tảng của di sản, văn hóa và bảo tồn bản sắc văn hóa Huế mà Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị đã chỉ rõ cho Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Thời gian qua, đã có rất nhiều hoạt động để Huế trở thành “Kinh đô áo dài”. Đó là việc nghiên cứu, sưu tầm, xây dựng cơ sở dữ liệu áo dài Huế; tổ chức các sự kiện, lễ hội về áo dài; quảng bá, truyền thông về áo dài Huế; tạo lập và quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Huế - Kinh đô áo dài”. Tháng 10/2022 vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ đã nghiệm thu kết quả thực hiện dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Áo dài Huế” cho sản phẩm áo dài. Ngành giáo dục tỉnh cũng có nhiều giải pháp để phổ biến áo dài vào học đường và đang thử nghiệm đưa áo dài nam...

Du khách trải nghiệm mặc cổ phục và tham quan TP. Huế xinh đẹp

Riêng với hoạt động du lịch, khoảng 2 năm trở lại đây, mặc áo dài nói chung và mặc cổ phục nói riêng đi tham quan, chụp ảnh trong không gian di sản, hay tìm về những nét xưa cũ trở thành sản phẩm thu hút khách, nhất là dòng khách trẻ tuổi. Những hình ảnh đó đang trở thành nét đặc trưng của du lịch Cố đô. Nhiều đoàn tìm hiểu du lịch đến Huế cũng lựa chọn những bộ cổ phục để tham quan TP. Huế, điều này tăng tính lan tỏa và thêm phần khẳng định Huế là Kinh đô của áo dài.

Đó là những gì mà áo dài đã góp phần thu hút khách cho Huế thời gian qua. Nhưng ở góc độ phát huy, “làm” kinh tế từ việc may và bán áo dài cho du khách đang còn nhiều hạn chế. Khảo sát tại các nhà may truyền thống, có thương hiệu ở Huế, việc phục vụ du khách chưa được triển khai, thậm chí là họ không mấy quan tâm thị trường tiềm năng, được xác định là trọng điểm khi du lịch ngày càng phát triển.

Như tại nhà may Đoan Trang, một trong nhà may áo dài nổi tiếng của Huế hiện nay, lượng khách du lịch tìm đến sau khi được bạn bè, người thân giới thiệu chỉ chiếm gần 20%. Chủ nhà may cho biết, khả năng tự quảng bá của nhà may còn hạn chế, khách du lịch chưa biết nhiều.

Hay như nhà may Minh Tân - cửa hàng đã có lịch sử hơn 60 năm, thì gần như chưa phục vụ khách du lịch. Lý do là không thể đáp ứng được nhu cầu may lấy liền của khách, dù nhà may liên tục đón khách đến hỏi may. Chủ nhà may thông tin, với du khách, họ sẽ đặt may vào bữa sáng, yêu cầu chiều đã có sản phẩm hoàn thiện. Điều này nhà may không đáp ứng được. Người chủ đã lớn tuổi, không muốn thay đổi mô hình kinh doanh dù ông biết nhu cầu của khách du lịch đang rất lớn. Trên địa bàn TP. Huế, không chỉ nhà may Minh Tân, mà nhiều nhà may truyền thống khác vẫn chưa, hoặc không muốn chuyển dịch sang phục vụ khách du lịch.

Hiện có một số nhà may mới được mở chuyên phục vụ nhu cầu thuê và may áo dài cho khách du lịch. Đây là tín hiệu vui, nhưng theo nhiều du khách họ vẫn muốn may áo dài ở những nhà may truyền thống, đã có thương hiệu ở Huế.

Trong các nhà may nổi tiếng ở Huế hiện nay, nhà may Thẩm là có sự chuyển dịch mô hình kinh doanh tốt nhất. Số lượng áo dài phục vụ khách du lịch của nhà may chiếm khoảng 50% tổng khách. Nhà may này hiện có số lượng nhân công lớn, khách du lịch đặt buổi sáng, chiều đã có thể giao hàng.

Cùng với những tiêu chí phục dựng, quảng bá hình ảnh, tạo lập thương hiệu… việc “làm” kinh tế từ áo dài cần được chú trọng hơn. Khách đến Huế không chỉ thuê áo dài để mặc chụp ảnh, mà cần hướng đến may áo dài, mua áo dài để mang về. Vì vậy, đây là vấn đề đặt ra cho những nhà quản lý trong việc phát huy, định hướng và có giải pháp để chuyển dịch dần, phát huy hơn nữa yếu tố kinh tế của áo dài, hướng đến xây dựng Huế thành trung tâm may áo dài của cả nước.

Để ai cũng muốn đến Huế may áo dài vì sẽ là đẹp nhất, chuẩn mực nhất, cần có một cuộc khảo sát, đánh giá toàn diện về khía cạnh khai thác du lịch của áo dài. Kỹ nghệ phục vụ du lịch của các cơ sở cần được làm tốt hơn. Điều này không chỉ đưa áo dài thành sản phẩm lưu niệm chủ lực cho Huế, mà thể hiện tính chuyên nghiệp của du lịch, nâng chất lượng điểm đến.

Bài, ảnh: QUANG SANG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, diễn biến bất thường của thời tiết; đặc biệt trong năm 2024 ảnh hưởng của bão số 6 và liên tiếp các đợt thiên tai trong tháng 9 và 10 đã làm xói lở bờ biển trên địa bàn hơn 10,3km/tổng số 127km, tập trung các khu vực huyện, thị Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và quận Thuận Hóa.

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển
Du lịch “0 đồng” nhưng về “sạch túi”

Với “mác” giả mạo là các công ty chăm sóc sức khỏe (CSSK), những kẻ lừa đảo đưa ra lý do mời những người lớn tuổi đi du lịch ở những địa điểm nghỉ dưỡng với giá “0 đồng” để tri ân; mục đích lừa bán những sản phẩm CSSK, ngừa đột quỵ... với giá “trên trời”.

Du lịch “0 đồng” nhưng về “sạch túi”
Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu

Tháng 1/2025 vừa bắt đầu với triển vọng đầy thách thức đối với ngành du lịch toàn cầu, khi một loạt các sự kiện bất lợi phủ bóng đen lên đà tăng trưởng đầu năm. Tuy nhiên, theo Tạp chí du lịch thế giới TTW, đây vẫn là tháng then chốt đối với ngành du lịch, thời điểm mang lại những cơ hội đáng kể để ngành này tăng tốc và đặt nền móng cho tăng trưởng cả năm.

Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu
Khẩn trương xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế thực chất, hiệu quả, tạo động lực phát triển mới

Sáng 4/1, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị công bố Nghị quyết của Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam do Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng phối hợp tổ chức.

Khẩn trương xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế thực chất, hiệu quả, tạo động lực phát triển mới

TIN MỚI

Return to top