ClockThứ Năm, 30/05/2019 16:59

Hoạt động kinh doanh du lịch đường biển được tạo điều kiện thuận lợi hơn

TTH.VN - Chiều 30/5, Sở Du lịch phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức sơ kết một năm triển khai thực hiện quy định quản lý hoạt động kinh doanh du lịch bằng tàu biển quốc tế tại các cảng biển Thừa Thiên Huế.

Tàu xe sau tết: Điều chỉnh tập trung, phục vụ các tuyến trọng điểmXây dựng sản phẩm mới để hút khách tàu biểnQuảng bá du lịch Huế tại Festival biển Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2018Du thuyền Voyager of the Seas cập cảng Chân Mây

Khách tàu biển cập cảng Chân Mây để đi tham quan Huế

Ngày 9/4/2018, UBND tỉnh có Quyết định số 23/2018/QĐ-UBND về việc quy định quản lý hoạt động kinh doanh du lịch tàu biển.

Qua hơn một năm thực hiện, đã hạn chế được sự chồng chéo trong quản lý giữa các cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch bằng tàu biển quốc tế và các tổ chức, cá nhân tham gia tổ chức đón, phục vụ khách du lịch. Đảm bảo được những điều kiện thuận lợi nhất cho các hoạt động kinh doanh du lịch đường biển của doanh nghiệp lữ hành quốc tế, đại lý hàng hải, đảm bảo cho tàu, thuyền viên, hành khách đến và rời cảng theo đúng lịch trình.

Việc áp dụng thủ tục biên phòng điện tử kết nối cổng thông tin một cửa Quốc gia nên đã rút ngắn được thời gian làm thủ tục xuất nhập cảnh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp lữ hành, đại lý hàng hải đảm bảo lịch trình cho khách du lịch; công tác kiểm soát người xuất nhập cảnh chặt chẽ, đảm bảo an ninh, an toàn.

Du khách và thuyền viên mua hàng lưu niệm tại khu vực cảng Chân Mây

Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng các cảng biển tại Huế nói chung và cảng biển Chân Mây chưa hoàn thiện. Phía ngoài cổng cảng không có bãi đỗ xe dành cho các phương tiện nên xảy ra tình trạng lộn xộn, mất an toàn khi phương tiện vào đón khách du lịch và gây khó khăn trong công tác kiểm soát, sắp xếp, điều phối phương tiện khi vào cảng đón và trả khách. Từ vị trí neo đậu của tàu đến vị trí đỗ xe rất xa, không có xe trung chuyển, nên khi thời tiết nắng nóng, mưa gió... ảnh hưởng đến sức khỏe và thời gian tham quan du lịch của hành khách.

Để hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn, các doanh nghiệp đề xuất, trong thời gian đến, cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành để trực tiếp tìm kiếm, kết nối với các hãng tàu biển nhằm khai thác nguồn khách trên toàn thế giới, cũng như tổ chức đón khách tại các cảng. Cần tiếp tục đầu tư, nâng cấp các sản phẩm phục vụ khách tàu biển, nâng cao chất lượng một số sản phẩm du lịch cộng đồng, làng nghề truyền thống, sinh thái nhằm đa dạng sản phẩm, tăng thêm sự chọn lựa cho khách du lịch...

Tin, ảnh: Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để hút khách du lịch tàu biển lên thành phố Huế

Du lịch Huế đã từng bỏ lỡ nhiều cơ hội đáng tiếc khi không ít khách du lịch tàu biển cập cảng Chân Mây chọn những điểm đến khác mà không phải là Huế. Cùng với việc đầu tư hoàn thiện sản phẩm du lịch, Huế đang chú ý hơn khâu kết nối, quảng bá để hút khách lên thành phố Huế.

Để hút khách du lịch tàu biển lên thành phố Huế
Lắp đặt 50 ghế đá phục vụ người dân, du khách

Sáng 28/8, Công ty TNHH Grab Việt Nam phối hợp với Sở Du lịch tổ chức lễ trao tặng dự án hỗ trợ lắp đặt ghế đá, trụ trang trí Grab tại 3 địa điểm: Đại Nội Huế, chợ Đông Ba, đường Phú Mộng.

Lắp đặt 50 ghế đá phục vụ người dân, du khách

TIN MỚI

Return to top