ClockThứ Năm, 20/08/2020 11:12

Chủ động tìm việc vượt khó trong dịch

TTH.VN - Dịch COVID-19 bùng phát trở lại khiến ngành du lịch đóng băng thêm một lần nữa. Người lao động trong ngành du lịch tìm cách vượt dịch bằng những công việc mới.

Thái Lan là điểm đến du lịch an toàn nhất thế giới trong đợt dịch COVID-19Cần trợ lực để “thở”Huế hẹn du khách vào một ngày gần nhấtHy vọng về việc làm mớiCách ly có trả phí đối với các tài xế khai báo gian dốiDu khách được xét nghiệm COVID-19 trước khi rời Đà NẵngA Nôr được chọn là làng du lịch cộng đồng tiêu biểu của Việt Nam

Du lịch bị "đóng băng", lao động trong ngành du lịch gặp nhiều khó khăn 

Linh hoạt với "nghề" mới

Bán sữa chua, trứng muối và một số thức uống tự làm là nghề kinh doanh “tay trái” mà chị Dương Thị Công Lý, Giám đốc Công ty CP Du lịch Hà Nội – Chi nhánh Huế làm ngay từ khi đợt dịch đầu tiên xuất hiện.

Khoe vừa mới “ship” đơn hàng lớn vào TP. Hồ Chí Minh, chị Lý chia sẻ, dịch bệnh xuất hiện, các hoạt động du lịch tê liệt hoàn toàn. Thời gian rảnh rỗi kéo dài, nếu không làm việc gì đó sẽ tạo ra sức ì rất lớn. Ban đầu, chỉ làm sữa chua bán, thấy bạn bè, anh em khen ngon, giới thiệu thêm nhiều người mua nên số lượng đặt hàng ngày mỗi tăng. Đợt dịch này, chị bán thêm trứng muối, các loại thức uống, khách hàng ở khắp nơi, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đều có.

“Trong tâm dịch, nghề tay trái lên ngôi, thật vui khi đóng góp thêm thu nhập cho gia đình, càng cảm nhận được tấm chân tình của nhiều anh chị, bạn bè, người thân. Nghề nào cũng vậy, miễn là có được thu nhập chân chính, bằng sức lao động của mình thì không có gì phải ngại ngùng”, chị Dương Thị Công Lý bộc bạch.

Các mặt hàng được nhiều lao động trong ngành du lịch lựa chọn để kinh doanh 

Chị Nguyễn Thị Kiều Nhi, hướng dẫn viên (HDV) Công ty Công ty TNHH Du lịch Kết nối Huế chọn cho mình công việc bán hàng online. Bánh lọc và các loại bánh tự làm; bún cà ngừ, bún mắm nêm được giao hàng tận nhà là các mặt hàng được HDV này bán. Ngoài ra, bảo hiểm xe máy cũng được chị Kiều Nhi kinh doanh thêm.

Một số HDV khác có khả năng hoạt ngôn thì chọn cho mình công việc làm thêm là quảng cáo bán hàng trực tuyến. Dù công việc không thường xuyên, không nhiều cửa hàng thuê, song cũng giúp các HDV có thêm “đồng ra đồng vào” trong giai đoạn dịch bệnh.

HDV Nguyễn Văn Thảo (HDV tiếng Hàn) lại chọn cho mình nghề mới là nhân viên tư vấn bất động sản của một công ty ở TP. Huế. Anh Thảo cho hay, các HDV mà anh quen biết đa số chuyển sang nghề tư vấn bất động sản này. Nếu thuận lợi, tư vấn được một sản phẩm sẽ giúp anh có một khoản “kha khá” đảm bảo cuộc sống.

“Nếu chỉ ở nhà, dù có thật nhiều tiền cũng sẽ hết ngay, do đó, tôi quyết định thử thách sang nghề tư vấn bất động sản dù trước đó hoàn toàn chưa lần nào thử qua. Sau một thời gian làm, tôi xác định đây sẽ là nghề thứ hai, nếu sau này, nghề HDV còn những khó khăn lặp lại như lúc này sẽ giúp chủ động công việc hơn”, anh Nguyễn Văn Thảo chia sẻ.

Mong du lịch sớm phục hồi

Đối với một số doanh nghiệp, cơ sở lưu trú, trước ảnh hưởng dịch bệnh cũng có những mô hình kinh doanh mới, giúp người lao động khắc phục được phần nào khó khăn. Tại Khách sạn Alba Thanh Tân, từ khi dịch bùng phát trở lại, khách sạn đẩy mạnh sang kinh doanh cơm thực dưỡng, bữa trưa và bữa tối hàng ngày; sushi (thức ăn kiểu Nhật Bản) cuối tuần với hình thức giao hàng tận nơi.

Lãnh đạo Sở Du lịch (ngoài cùng bên trái) thăm và nắm bắt tình hình khó khăn của doanh nghiệp và lao động

Bà Châu Thị Hoàng Mai, Giám đốc Điều hành Khách sạn Alba Spa và Alba Hotel cho biết, với tổng số hơn 100 nhân viên, khách sạn phải cố gắng cùng nhau vượt khó. Ngoài đẩy mạnh mảng ẩm thực, chúng tôi còn mở thêm dịch vụ dọn vệ sinh nhà, vệ sinh điều hòa, máy giặt… với đội ngũ nhân viên dọn buồng, bảo trì có sẵn của khách sạn. Có thể thu nhập sẽ không bằng trước, nhưng có thể giúp duy trì phần nào cuộc sống công nhân viên cho đến khi du lịch hoạt động bình thường trở lại.

Dù thế, không phải lao động nào trong ngành du lịch khi chuyển sang công việc mới cũng gặp được thuận lợi. Anh Nguyễn Văn Thảo cho biết, nhiều người bạn của anh chuyển sang bán hàng online, nhưng chỉ được ít thời gian không còn bán nữa. Những người này kinh doanh mới chủ yếu nhờ vào các mối quan hệ trước đó, sau 1-2 lần giúp nhau thì cạn dần nguồn khách, dẫn đến bán không được hàng.

HDV Nguyễn Thị Kiều Nhi tâm trạng: “Dịch bệnh không khác gì một đợt thử thách “sống còn” của lao động trong ngành du lịch. Hiện tại, tôi kinh doanh bán hàn online khá tạm ổn, nhưng nếu tình trạng dịch bệnh này còn kéo dài nữa quả thật chưa lường được khó khăn nào sẽ xảy ra. Hy vọng rằng dịch bệnh sẽ sớm được kiểm soát, du lịch lại hoạt động bình thường và lao động trong ngành du lịch như tôi lại trở về với guồng quay như trước đó”.

Đại diện Hiệp hội Du lịch tỉnh cho biết, qua khảo sát nhanh tình hình lao động trong ngành du lịch giữa tháng 8/2020 vừa qua, có khoảng 45 ngàn lao động trực tiếp và gián tiếp trong ngành du lịch bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh; trong đó, khoảng 12 ngàn lao động trực tiếp. Những lao động có chuyên môn khi chuyển nghề khá thuận lợi và đạt được những hiệu quả bước đầu. Còn những lao động chuyên môn thấp hơn, rất chật vật trong kiếm nghề làm thêm mới, thậm chí không biết nghề gì phù hợp để làm thêm.

Bài, ảnh: Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ động, sáng tạo “trên chính mảnh đất của mình”

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và một số nội dung quan trọng, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: “Bây giờ là lúc phải hành động. Trên cơ sở chủ trương, chính sách chung của Đảng, Nhà nước và sự điều tiết của Trung ương, các địa phương phải trăn trở, suy nghĩ “trên chính mảnh đất của mình”, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo để phát triển; từng cơ quan, đơn vị, địa phương phải đặt ra mục tiêu phấn đấu cụ thể để đóng góp vào hoàn thành mục tiêu chung của đất nước”. Các tỉnh, thành phố đang đứng trước đòi hỏi phải tạo nên được động lực mới cho phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho người dân.

Chủ động, sáng tạo “trên chính mảnh đất của mình”
Đối ngoại Việt Nam năm 2024: Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Trong năm 2024, thế giới tiếp tục quá trình biến đổi sâu sắc, có nhiều diễn biến mới, phức tạp, tác động đến tất cả mọi mặt đời sống xã hội. Năm 2024 cũng là năm đất nước bước vào giai đoạn nước rút thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội XIII. Trong bối cảnh đó, công tác đối ngoại đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả, với nhiều hoạt động sôi động, đạt được nhiều kết quả tích cực. Mặc dù môi trường bên ngoài biến động, Việt Nam tiếp tục nổi lên là một "điểm sáng" hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Những thành tựu "quan trọng, có ý nghĩa lịch sử" của đối ngoại từ đầu nhiệm kỳ đến nay như đánh giá của lãnh đạo chủ chốt tiếp tục được kế thừa, phát huy và góp phần vào những thành tựu chung của đất nước.

Đối ngoại Việt Nam năm 2024 Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới
Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi

Nhằm hạn chế thiệt hại về gia súc trong mùa mưa rét năm nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã yêu cầu các địa phương chú trọng các biện pháp phòng rét cho vật nuôi.

Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi

TIN MỚI

Return to top